Doanh Nghiệp Xuất Khẩu Gỗ Niêm Yết Tại Mỹ

Doanh Nghiệp Xuất Khẩu Gỗ Niêm Yết Tại Mỹ

Vietstock trân trọng thông báo đến Quý Khách hàng về việc áp dụng “Chính sách quyền riêng tư” căn cứ theo Nghị định số 13/2023/NĐ-CP v/v bảo vệ dữ liệu cá nhân được ban hành bởi Chính phủ.

Vietstock trân trọng thông báo đến Quý Khách hàng về việc áp dụng “Chính sách quyền riêng tư” căn cứ theo Nghị định số 13/2023/NĐ-CP v/v bảo vệ dữ liệu cá nhân được ban hành bởi Chính phủ.

Chốt mục tiêu doanh thu 8 tỉ USD năm 2023

AGM 2023 của Vingroup cũng thông qua kế hoạch doanh thu thuần ở mức 190.000 tỉ đồng (khoảng 8 tỉ USD), tăng 86,6% so với thực hiện năm 2022. Mục tiêu lợi nhuận sau thuế ở mức 2.000 tỉ đồng, tương đương so với năm trước.

Trong lĩnh vực bất động sản nhà ở, Vinhomes sẽ tận dụng tối đa lợi thế về quỹ đất để phát triển những dự án đô thị xanh, thông minh, đầy đủ tiện ích nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Với mảng bất động sản khu công nghiệp, Vinhomes IZ sẽ bám sát dòng tiền đầu tư FDI, tập trung nghiên cứu và áp dụng các mô hình bất động sản công nghiệp thông minh, khu công nghiệp sinh thái, chuyên ngành quy mô lớn.

Lĩnh vực bất động sản bán lẻ, Vincom Retail dự kiến khai trương 2 trung tâm thương mại mới, đặt trọng tâm kinh doanh vào việc tiếp tục đồng hành với khách thuê chiến lược, đẩy mạnh mở rộng mạng lưới khách thuê mới theo hai nhóm thương hiệu quốc tế và thương hiệu Việt Nam.

Còn lĩnh vực du lịch nghỉ dưỡng – vui chơi giải trí, Vinpearl đặt mục tiêu duy trì đà phục hồi mạnh từ kỳ vọng ngành du lịch khởi sắc trở lại trong năm 2023, với tỷ trọng đóng góp lớn đến từ mảng khách sạn, ẩm thực và vui chơi giải trí bên cạnh dịch vụ sân golf.

Ngoài ra, AGM 2023 của Vingroup còn thông qua việc sửa đổi, bổ sung các Quy chế; tờ trình về phương án niêm yết trái phiếu phát hành ra công chúng; tờ trình về phương án phát hành trái phiếu; tờ trình về việc miễn nhiệm và bầu bổ sung thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2021 – 2026 và Quy chế bầu bổ sung thành viên HĐQT.

Cụ thể, đại hội đã thông qua việc miễn nhiệm tư cách thành viên HĐQT đối với ông Yoo Ji Han và bầu bổ sung bà Chun Chae Rhan là thành viên HĐQT cho thời gian còn lại của nhiệm kỳ 2021 – 2026.

Bà Chun Chae Rhan, sinh năm 1979, quốc tịch Hàn Quốc, có 13 năm kinh nghiệm làm việc tại các định chế tài chính lớn như Union Bank of California (2003 – 2005), China Construction (2005 – 2006), Standard Chartered Bank (2006 – 2010), J.P. Morgan (2013 – 2016).

Từ năm 2016 – 2018, bà Chun là quản lý dự án, nhóm M&A tại SK Holdings. Từ năm 2019 đến nay, bà làm việc tại SK Supex Council với các chức vụ Quản lý dự án, nhóm M&A; Trưởng bộ phận phát triển kinh doanh Biopharma; Trưởng bộ phận đầu tư khu vực Đông Nam Á; và hiện giữ chức Giám đốc điều hành Việt Nam.

Phát hành 5.000 tỉ đồng trái phiếu

Năm 2023, Vingroup dự kiến phát hành 5.000 tỉ đồng trái phiếu chuyển đổi (người sở hữu trái phiếu có quyền chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu) chào bán ra công chúng hoặc chào bán riêng lẻ với lãi suất tối đa 15%/năm, kỳ hạn từ 12-60 tháng.

Toàn bộ số tiền thu được từ đợt phát hành dự kiến được sử dụng để đầu tư các chương trình, dự án bất động sản và/hoặc tăng quy mô vốn hoạt động, phục vụ hoạt động đầu tư kinh doanh của tập đoàn.

VietTimes sẽ tường thuật phiên AGM 2023 của Vingroup. Ấn F5 để cập nhật!

8h30: Theo ghi nhận của PV VietTimes đang tác nghiệp tại hiện trường, công tác chuẩn bị cho AGM 2023 của Vingroup đã được hoàn tất. Nhiều cổ đông và đại biểu đã có mặt tại địa điểm tổ chức, thực hiện thủ tục 'check - in'.

9h00: Ban tổ chức công bố kết quả kiểm tra tư cách cổ đông.

Theo đó, tính đến 9h00, số cổ đông và người được ủy quyền tham dự là 128 cổ đông, đại diện cho 3,369 tỉ cổ phần, chiếm 88,34% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.

AGM 2023 của Vingroup đủ điều kiện tiến hành.

Đoàn Chủ tịch điều hành đại hội gồm:

Ông Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch HĐQT, Chủ tọa Đại hội

Ông Nguyễn Việt Quang – Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc

Bà Nguyễn Diệu Linh – Phó Chủ tịch HĐQT

Bà Dương Thị Hoàn – Phó Tổng giám đốc

Bà Nguyễn Thị Thu Hiền – Kế toán trưởng

9h12: Ông Nguyễn Việt Quang - Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Vingroup - trình bày báo cáo hoạt động của HĐQT năm 2022.

Theo đó, trong bối cảnh nền kinh tế trong và ngoài nước chịu nhiều tác động tiêu cực, kết thúc năm tài chính 2022, phần lớn các mảng kinh doanh của tập đoàn vẫn ghi nhận sự phục hồi đáng kể sau năm ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Cụ thể, doanh thu thuần đạt 101.794 tỉ đồng. Lợi nhuận trước và sau thuế lần lượt đạt 12.756 tỉ đồng và 2.044 tỉ đồng.

Nếu loại đi các khoản chi phí tài chính từ trích lập dự phòng lỗ tỷ giá, chi phí liên quan đến quyết định dừng sản xuất xe xăng, rút khỏi lĩnh vực sản xuất điện thoại, lợi nhuận sau thuế của Vingroup đạt 5.278 tỉ đồng, tương đương 88% kế hoạch.

Nhà máy VinFast tại Mỹ dự kiến đi vào hoạt động năm 2025

9h19: Ông Nguyễn Việt Quang tiếp tục trình bày tờ trình của HĐQT về kết quả kinh doanh năm 2022 và kế hoạch kinh doanh năm 2023.

Theo đó, trong lĩnh vực Công nghiệp – Công nghệ, VinFast ghi dấu ấn trong năm 2022 khi là nhà sản xuất xe xăng đầu tiên trên thế giới chính thức trở thành một hãng xe thuần điện.

Đối với thị trường quốc tế, tháng 11/2022, VinFast trở thành thương hiệu ô tô đầu tiên của Việt Nam đạt chất lượng và mọi tiêu chuẩn để xuất khẩu sang Mỹ - thị trường khó tính bậc nhất thế giới. VinFast cũng đã mở 22 trung tâm bán hàng và dịch vụ hậu mãi ở Bắc Mỹ và Châu Âu.

Trước đó, tháng 3/2022, VinFast đã ký thỏa thuận xây dựng nhà máy sản xuất ô tô ở bang Bắc Carolina, Mỹ, với vốn đầu tư giai đoạn đầu là 2 tỉ USD. Nhà máy dự kiến đi vào hoạt động năm 2025 với công suất 150.000 xe/năm.

Đối với thị trường trong nước, ô tô VinFast đạt doanh số hơn 24.000 xe trong năm 2022. Xe máy điện VinFast giữ vững vị trí số 1 trên thị trường với doanh số 60.000 xe bán ra, tăng 43% so với năm trước.

VinBigData tiếp tục thành công trong việc phát triển hệ sinh thái công nghệ đa ứng dụng, nổi bật là nền tảng trí tuệ nhân tạo đa nhận thức VinBase với sản phẩm VinBase Virtual Assistant – trợ lý ảo ViVi được tích hợp trên xe điện VF e34, VF8.

Ở lĩnh vực bất động sản, Vinhomes khẳng định vị thế dẫn dẫn đầu với giá trị hợp đồng ký mới trong năm (doanh số) và doanh số chưa bàn giao đạt mức kỷ lục 128.200 tỉ đồng và 107.600 tỉ đồng. Vinpearl và VinWonders tiếp tục khẳng định vị thế là hệ thống khách sạn, nghỉ dưỡng, giải trí hàng đầu Việt Nam với hàng loạt sản phẩm mới được đưa vào vận hành.

Trong năm 2022, Vincom Retail là nhà phát triển bất động sản bán lẻ duy nhất mở mới 3 trung tâm thương mại và đều đạt tỷ lệ lấp đầu trên 99%. Lợi nhuận sau thuế trong năm đạt 2.800 tỉ đồng, tăng 111% và đạt 116% kế hoạch.

9h26: Ông Nguyễn Việt Quang đọc tờ trình của HĐQT về việc miễn nhiệm và bầu bổ sung thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2021 – 2026.

Theo đó, HĐQT VIC trình AGM 2023 thông qua việc miễn nhiệm ông Yoo Ji Han thôi giữ chức vụ thành viên HĐQT và bầu bổ sung bà Chun Chae Rhan là thành viên HĐQT thay ông Yoo Ji Han cho thời gian còn lại của nhiệm kỳ 2021 – 2026.

Đề xuất thù lao tối đa 20 tỉ đồng cho HĐQT VIC năm 2023

9h30: Ông Nguyễn Thế Anh – Trưởng Ban kiểm soát VIC – trình bày tờ trình của HĐQT và Ban Kiểm soát (BKS) về việc phê duyệt thù lao cho thành viên HĐQT và BKS.

Theo đó, số lượng thành viên của HĐQT và BKS trong năm 2022 là 09 thành viên HĐQT và 03 thành viên BKS.

Năm 2022, thù lao đã chi trả cho các thành viên HĐQT là 9,3 tỉ đồng và thù lao cho các thành viên BKS là khoảng 2 tỉ đồng.

Căn cứ kế hoạch kinh doanh dự kiến của năm 2023, ban lãnh đạo VIC trình ĐHĐCĐ thông qua mức thù lao cho các thành viên HĐQT năm 2023 tối đa là 20 tỉ đồng và thù lao cho các thành viên BKS tối đa là 5 tỉ đồng.

9h35: Bà Nguyễn Thị Thu Hiền, Kế toán trưởng Vingroup - trình bày tờ trình về phương án phân phối lợi nhuận sau thuế lũy kế chưa phân phối.

Theo đó, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến 31/12/2022 của VIC trên báo cáo tài chính riêng là 7.800,7 tỉ đồng và trên báo cáo tài chính hợp nhất là 14.346,6 tỉ đồng.

HĐQT Vingroup đề nghị trích 5 tỉ đồng vào quỹ dự trữ. Toàn bộ phần lợi nhuận còn lại được dùng bổ sung vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

9h37: Ông Nguyễn Việt Quang trình bày các tờ trình về việc sửa đổi, bổ sung các Quy chế; tờ trình về phương án niêm yết trái phiếu phát hành ra công chúng; tờ trình về phương án phát hành trái phiếu.

Theo đó, VIC dự kiến phát hành 5.000 tỉ đồng trái phiếu chuyển đổi (người sở hữu trái phiếu có quyền chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu) chào bán ra công chúng hoặc chào bán riêng lẻ với lãi suất tối đa 15%/năm, kỳ hạn từ 12-60 tháng.

Toàn bộ số tiền thu được từ đợt phát hành dự kiến được sử dụng để đầu tư các chương trình, dự án bất động sản và/hoặc tăng quy mô vốn hoạt động, phục vụ hoạt động đầu tư kinh doanh của tập đoàn.

Đại hội bước vào phần thảo luận

Theo ban tổ chức, tính đến 9h45, tổng số cổ đông tham dự trực tiếp và ủy quyền tham dự là 179 cổ đông, đại diện cho 3,602 tỉ cổ phần, chiếm 94,45% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.

VinFast đã đi được nửa chặng đường niêm yết tại Mỹ, chỉ chờ 'gió đông'

Cổ đông: Đề nghị ban lãnh đạo thông tin cụ thể về việc VinFast niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ? Xe điện là lĩnh vực khó và cạnh tranh khốc liệt, VinFast đã lỗ trong những năm qua, vậy dự kiến khi nào VinFast sẽ có lãi và bù lại số tiền đã lỗ?

Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng: Black Spade là công ty huy động vốn niêm yết sẵn trên sàn chứng khoán Mỹ. Khi VinFast hoàn tất thủ tục sáp nhập, được Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC) chấp thuận, thì quá trình niêm yết mới hoàn tất.

Có thể nói chúng ta đã niêm yết được một nửa, còn một số thủ tục nữa sẽ hoàn tất việc niêm yết. Sau sáp nhập, VinFast vẫn là chủ sở hữu của công ty này.

Trước đây, kế hoạch lỗ của VinFast dài hạn hơn, nhưng công ty có sự ủng hộ của cổ đông lớn, chia sẻ chi phí. Năm 2025, công ty có thể đạt điểm hòa vốn.

Việc thu hồi vốn gồm 2 phần, đến từ hoạt động sản xuất kinh doanh và huy động thêm. Với định giá 23 tỉ USD, việc thu hồi phần vốn 8 tỉ USD mà Vingroup và các cổ đông đã đầu tư không quá khó. Nhưng chúng ta phải đợi đến khi có 'gió đông', khi thị trường tốt hơn, thanh khoản lớn, và công ty có đầy đủ dải sản phẩm, kinh doanh có lãi. VinFast sẽ sớm mang lại niềm vui tài chính cho mọi người, song không phải ngày một ngày hai, mà lâu dài.

Vingroup làm xe VinFast vì muốn đóng góp cho xã hội

Theo ông Phạm Nhật Vượng, lý do Vingroup làm dự án VinFast bắt nguồn từ nhu cầu đóng góp cho xã hội chứ không đơn thuần nhắm đến câu chuyện kinh doanh. "Chúng tôi quyết định làm VinFast vì trách nhiệm xã hội và lòng yêu nước của mình, không có toan tính trong chuyện này ở giai đoạn đầu", ông Vương nói.

"Một doanh nghiệp lớn, thành đạt, có năng lực nhất định thì phải hướng đến đóng góp cho đất nước. Đó là xây dựng thương hiệu công nghệ đẳng cấp cao, có sức ảnh hưởng, được quan tâm trên thị trường quốc tế", người đứng đầu Vingroup chia sẻ.

Ông Phạm Nhật Vượng khẳng định, sản xuất xe ô tô là một lĩnh vực khó khăn, gian khổ. Tuy vậy, trong cuộc cách mạng xanh, 'xe điện có cơ hội rất lớn'.

"Tôi tin rằng định giá của VinFast không dừng lại ở con số 23 tỉ USD", ông Vượng nhấn mạnh, đồng thời cho biết VinFast sẽ là lĩnh vực kinh doanh tốt nhất của Vingroup trong tương lai.

Cổ đông: Kế hoạch sản xuất xe của VinFast ra sao? Công ty có kế hoạch sản xuất các dòng xe khác hay không?

Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng: Đến tháng 8/2023, VinFast sẽ phủ hết các dải xe từ A-E, là hãng xe đầu tiên trên thế giới sản xuất tất cả các phân khúc.

Hiện, các dòng xe Sedan đang dần đi xuống, tỷ lệ bán ngày càng thấp so với SUV. Chúng tôi sẽ cân nhắc sản xuất một số dòng xe khác như bán tải.

Chúng tôi có kế hoạch làm xe siêu nhỏ. Rất đẹp, tiện và hợp lý. Trong vài tuần tới, hãng xe sẽ công bố.

Với mục tiêu hướng tới là một trong những hãng xe hàng đầu thế giới thì VinFast không bỏ qua bất kỳ dòng xe nào nhận được sự quan tâm của người dùng.

Cổ đông: Cổ phiếu VIC có đang phản ánh đúng giá trị doanh nghiệp hay không? Cổ đông Vingroup có được ưu đãi khi VinFast niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ hay không?

Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng: Dù giá cổ phiếu là theo diễn biến thị trường, tôi cho rằng giá cổ phiếu VIC là rất thấp so với giá trị thật.

Cổ phiếu VIC sẽ trở lại giá trị theo thời gian, bởi Vingroup là chủ của nhiều công ty lớn, dồn tất cả nguồn lực để phát triển. Diễn biến giá cổ phiếu vừa qua có thể là do thị trường trầm lắng.

Đối với những cổ đông thực sự trung thành, gắn bó với công ty nhiều năm, chúng tôi sẽ đề xuất HĐQT xây dựng cơ chế ưu đãi. Chúng tôi sắp kỷ niệm 30 năm thành lập, những nhân sự lâu năm đều có những phần thưởng rất lớn.

Cổ đông: Tại sao tập đoàn quyết định dừng làm xe xăng?

Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng: VinFast ban đầu sản xuất xe xăng để người dân biết hãng có thể sản xuất ô tô. Mặt khác, ở thời điểm đó, VinFast chưa đủ sức để làm xe điện, mà làm cũng không bán được do nhu cầu sử dụng xe điện rất khiêm tốn.

VinFast hiện là hãng xe thuần điện lớn thứ 3 thế giới, tương lai sẽ mạnh mẽ hơn rất nhiều. Tôi không hy vọng VinFast sẽ chiếm được 50% thị phần xe ô tô trên thị trường, nhưng đây là việc chúng tôi phải làm.

Cổ đông: Kế hoạch sản lượng bán xe VinFast giai đoạn 2023 – 2025 như thế nào? Tập đoàn có tiếp tục triển khai dự án nhà máy tái chế pin trong thời gian tới? VinFast có sẵn sàng chia sẻ trạm sạc với các dòng xe khác không?

Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng: Chúng tôi xác định chiến lược rõ ràng, sau 10 năm nữa thì các hãng xe khác có thể sạc ở trạm sạc của VinFast. Chúng tôi đủ năng lực, các dòng xe, sản phẩm tốt, dịch vụ tốt, giá cả hợp lý.

VinFast vẫn đang hợp tác với các đối tác để xây dựng nhà máy tái chế pin ở Vũng Áng.

Năm nay, sản lượng bán xe VinFast đạt khoảng 45.000 - 50.000 chiếc, sang năm có thể tăng gấp đôi.

11h00: Đại hội bế mạc. Tất cả các tờ trình đều được thông qua.