Diễn Đàn Kinh Tế Lớn Nhất Thế Giới Là Gì

Diễn Đàn Kinh Tế Lớn Nhất Thế Giới Là Gì

Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam là hoạt động thường niên của Quốc hội Việt Nam do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp cùng Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức.

Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam là hoạt động thường niên của Quốc hội Việt Nam do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp cùng Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức.

cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới năm 2023. Ảnh: Quỹ tiền tệ quốc tế

Italy vượt qua Canada với độ chênh lệch nhỏ, đạt được GDP 2,2 nghìn tỷ USD. Máy móc, hóa chất, ô tô, hàng không, điện tử, quần áo, thực phẩm... là những mặt hàng chủ đạo của đất nước hình chiếc ủng. Italy có ngành công nghiệp tương đối phát triển: Gần 1/4 tổng GDP cả nước đến từ ngành này.

Chỉ với 2,1% dân số làm việc trong khu vực chính và 17,9% trong khu vực cấp hai (bao gồm cả công nghiệp), nền kinh tế Pháp chủ yếu dựa vào các dịch vụ: 80,1% số người làm việc trong lĩnh vực này. GDP của Pháp đạt 3,34 nghìn tỷ USD. Ưu đãi thuế thuận lợi dành cho nghiên cứu và phát triển cũng cho phép nước này vươn lên vị trí thứ tư trên thế giới về số lượng bằng sáng chế được cấp trong năm 2013.

Với GDP đạt 3,3 nghìn tỷ USD, Anh đứng thứ sáu trong bảng xếp hạng. Nền kinh tế của Anh chủ yếu là kết quả của sự giàu có được tạo ra bởi khu vực cấp ba, chiếm khoảng 73% GDP của cả nước. Trung tâm tài chính London là một trong những trung tâm quan trọng nhất trên thế giới, do đó tầm quan trọng của dịch vụ tài chính và lĩnh vực bảo hiểm trong nền kinh tế Anh đặc biệt cao. Sau ngành thực phẩm, các ngành đóng góp nhiều nhất vào GDP của Anh là vận tải, công nghiệp thép, công nghiệp nhựa, công nghiệp thiết bị và ngành dược phẩm.

Với GDP 3,7 nghìn tỷ USD, Ấn Độ vượt qua Anh để giành vị trí thứ năm trong bảng xếp hạng. Trong khi một nửa dân số làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp thì chỉ có 16% GDP đến từ lĩnh vực này. Trong khi đó, dịch vụ chiếm 62% tổng GDP và dân số hoạt động theo lĩnh vực vào khoảng 31%.

Nhật Bản đứng thứ tư trong bảng xếp hạng này xét về giá trị GDP, đạt 4,2 nghìn tỷ USD. Dù có kết quả xuất sắc nhưng Nhật Bản đang mất dần vị trí trên bảng xếp hạng. Từ năm 1968 đến năm 2010, Nhật Bản luôn đứng thứ hai, trước cả Trung Quốc. Năm 2012, GDP của Nhật Bản là 5,9 nghìn tỷ USD, nhiều hơn 1,7 nghìn tỷ USD so với hiện nay.

Đức đứng thứ ba trong số các quốc gia có GDP cao nhất, với 4,4 nghìn tỷ USD. Đây cũng là nền kinh tế hàng đầu ở Liên minh châu Âu (EU), trước Pháp và Italy, nhưng cũng là nền kinh tế hàng đầu ở châu Âu, vượt qua Anh. Ngày nay, Đức là nước xuất khẩu hàng hóa lớn thứ ba trên thế giới, sau Mỹ và Trung Quốc.

Với GDP 17,7 nghìn tỷ USD, Trung Quốc vượt xa Đức, gấp gần 4 lần. Quốc gia này sản xuất các mặt hàng chiếm ưu thế như dệt may, dầu mỏ, xi măng, phân bón, sản phẩm tiêu dùng, thiết bị vận tải, thiết bị viễn thông, bệ phóng không gian và vệ tinh. Trung Quốc cũng sản xuất sắt, thép, nhôm và các kim loại khác. Ngoại thương của nước này chủ yếu tập trung vào các nước châu Á, chiếm 2,2 nghìn tỷ USD.

Với GDP 27 nghìn tỷ USD, chiếm 1/4 GDP toàn cầu, Mỹ vượt trội hoàn toàn so với tất cả quốc gia. Điều này dựa trên sự đổi mới mạnh mẽ, xuất khẩu nhiều tài nguyên thiên nhiên và sản phẩm văn hóa. Mỹ cũng có những ngành chủ đạo như công nghệ cao, công nghiệp ô tô, hàng không, viễn thông, điện tử, công nghiệp nông sản, thực phẩm, dầu mỏ cùng nhiều ngành khác.

Tuy nhiên, trong những năm tới, Trung Quốc có thể vượt trước Mỹ. Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh dự đoán, GDP của Trung Quốc sẽ vượt Mỹ vào năm 2037 và đưa nước này trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới.

*Mời bạn đọc vào chuyên mục Quốc tế xem các tin, bài liên quan.

Theo định chế này, nền kinh tế thế giới “dường như đang đối mặt bài kiểm tra lớn nhất kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai”.

“Chúng ta đang đứng trước khả năng cùng lúc phải đối đầu với nhiều tai ương”, Tổng giám đốc IMF Kristalina Georgieva nói trong một tuyên bố.

Bà Georgieva cảnh báo rằng cuộc chiến tranh Nga-Ukraine đã gây hiệu ứng làm trầm trọng thêm ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, đặt ra áp lực lên sự phục hồi kinh tế và thổi bùng lạm phát khi giá lương thực-thực phẩm và xăng dầu đồng loạt leo thang.

Bên cạnh đó, lãi suất tăng đang gây sức ép lên các quốc gia, doanh nghiệp và hộ gia đình vay nợ nhiều. Biến động thị trường tài chính và những tắc nghẽn trong chuỗi cung ứng cũng đặt ra những rủi ro không nhỏ. Chưa kể, biến đổi khí hậu tiếp tục là một thách thức lớn đối với toàn thế giới.

Người đứng dầu IMF kêu gọi các quốc gia đưa ra các lựa chọn đầu tư đúng đắn để ứng phó với tình trạng khan hiếm xăng dầu do ảnh hưởng của chiến tranh Nga-Ukraine.

“Một số người có thể xem cuộc chiến tranh này như một cái cớ cho một làn sóng mới đầu tư vào năng lượng hoá thạch”, Giám đốc điều hành Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) Fatih Birol phát biểu tại một cuộc thảo luận ở Davos. “Điều đó sẽ vĩnh viễn đóng lại cánh cửa để đạt các mục tiêu về khí hậu”.

Quy mô của thách thức mà kinh tế thế giới phải đối mặt đã được nêu rõ trong một báo cáo công bố ngày 23/5 của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD). Theo báo cáo này, tổng sản phẩm trong nuóc (GDP) của nhóm 7 nền công nghiệp phát triển (G7) giảm 0,1% trong quý 1 năm nay so với quý 4/2021.

“Chúng ta không thể giải quyết các vấn đề một cách nhanh chóng nếu chỉ tập trung vào một trong số các vấn đề”, Bộ trưởng Bộ Kinh tế Đức Robert Habeck phát biểu. “Nếu không một vấn đề nào trong số này được giải quyết, tôi e là chúng ta sẽ có một cuộc suy thoái toàn cầu, với ảnh hưởng to lớn không chỉ đối với khí hậu, việc bảo vệ khí hậu, mà còn đối với cả ổn định toàn cầu”.

Để hạn chế sức ép kinh tế, IMF kêu gọi các quan chức chính phủ và lãnh đạo doanh nghiệp dự họp ở Davos thảo luận các biện pháp hạ thấp hàng rào thương mại. Tuy nhiên, trong lúc các quốc gia còn đang đối mặt với sự bất mãn gia tăng của người dân khi chi phí sinh hoạt leo thang, một số nước đang đi theo hướng ngược lại – áp đặt các hạn chế thương mại đối với lương thực-thực phẩm và các sản phẩm nông nghiệp. Các hạn chế như vậy có thể làm trầm trọng thêm tình trạng khan hiếm và đẩy giá cả trên toàn cầu tăng cao hơn.

Mới đây, Ấn Độ ban lệnh cấm xuất khẩu lúa mì, khiến giá lúa mì thế giới tăng vọt, cho dù nước này chỉ là một nước xuất khẩu lúa mì tương đối nhỏ. Tháng trước, Indonesia công bố lệnh cấm xuất khẩu dầu cọ để bảo vệ nguồn cung trong nước, nhưng dự kiến sẽ dỡ lệnh cấm trong tuần này.

Phát biểu trong chuyến thăm Nhật Bản ngày 23/5, Tổng thống Mỹ Joe Biden nói rằng suy thoái không phải là điều tất yếu sẽ xảy ra và nhắc lại việc Nhà Trắng đang xem xét dỡ bỏ một số thuế quan mà Mỹ áp lên hàng hoá Trung Quốc từ thời Tổng thống Donald Trump. Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Janet Yellen từng nói rằng những thuế quan này gây hại nhiều hơn là mang lại lợi ích cho người tiêu dùng và doanh nghiệp Mỹ.

“Giải pháp lớn nhất mà chính quyền ông Biden chưa dùng đến là dỡ thuế quan mà ông Trump áp lên hàng hoá Trung Quốc. Đây không phải là một giải pháp lớn, nhưng lớn hơn bất kỳ một lựa chọn nào khác mà họ đang có”, ông Jason Furman - người từng giữ cương vị trưởng cố vấn kinh tế của Tổng thống Barack Obama - nhận định.

Trao đổi với trang CNN Business, ông Furman nói rằng Mỹ “là nền kinh tế ở trong tình trạng ít tệ nhất so với bất kỳ nền kinh tế lớn nào trên thế giới hiện nay”. Người tiêu dùng Mỹ đang lo lắng về lạm phát, nhưng vẫn có nhiều tiền tiết kiệm và chi tiêu vẫn mạnh.

“Tôi lo lắng nhiều hơn về khả năng suy thoái sau 1 năm nữa và xa hơn trong tương lai”, ông Furman phát biểu. “Tôi cho rằng Fed sẽ cố gắng để mang lại một cuộc hạ cánh mềm, nhưng không dám chắc họ có thành công hay không”.

Trong khi đó, kinh tế Trung Quốc được giới phân tích dự báo có thể suy giảm trong quý này do ảnh hưởng của phong toả chống Covid ở Thượng Hải, Bắc Kinh và hàng chục thành phố khác, cộng thêm tác động của cuộc khủng hoảng trên thị trường bất động sản. Hôm thứ Sáu vừa rồi, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) đã cắt giảm một lãi suất chủ chốt, sau khi nhà chức trách công bố dữ liệu cho thấy doanh số bán nhà sụt giảm chóng mặt.

Giáo sư Zhu Ning thuộc Học viện Tài chính cấp cao Thượng Hải (SAIF) nói ông tin rằng Chính phủ Trung Quốc vẫn có nhiều lựa chọn để ứng phó với loạt thách thức mà nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới đang đối mặt. “Trung Quốc vẫn có nhiều dư địa để hạ lãi suất, để triển khai các biện pháp kích thích tiền tệ đối với nền kinh tế”, ông Zhu nói.