Bản Đồ Đại Việt Thời Lê Trung Hưng

Bản Đồ Đại Việt Thời Lê Trung Hưng

Nền kinh tế nước Đại Việt thời Lê Sơ vẫn chủ yếu dựa vào nông nghiệp như các thời đại trước, khi công nghiệp về cơ bản chưa có những bước phát triển đáng kể để ứng dụng vào nông nghiệp. Nền sản xuất nông nghiệp thời kỳ này vẫn là nền sản xuất tiểu nông cá thể dựa vào kinh nghiệm là chủ yếu[1].

Nền kinh tế nước Đại Việt thời Lê Sơ vẫn chủ yếu dựa vào nông nghiệp như các thời đại trước, khi công nghiệp về cơ bản chưa có những bước phát triển đáng kể để ứng dụng vào nông nghiệp. Nền sản xuất nông nghiệp thời kỳ này vẫn là nền sản xuất tiểu nông cá thể dựa vào kinh nghiệm là chủ yếu[1].

Giới thiệu chung xã Kim Trung, Hưng Hà, Thái Bình

Kim Trung là một xã thuộc huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, Việt Nam.

Xã có diện tích 5,83 km², dân số năm 1999 là 6.782 người, mật độ dân số đạt 1.163 người/km².

Xã có 7 thôn : Kim Sơn 1, Kim Sơn 2, Lập Bái, Bình Minh, Trung Thôn 1, Trung Thôn 2 và Nghĩa Thôn. Giáp với Xã Văn Lang, Xã Minh Tân, Thị Trấn Hưng Hà.

Chợ chính tên là Chợ Giác là nơi buôn bán trao đổi hàng hóa của bà con, nhân dân trong và ngoài xã

Chính sách biên viễn của Đại Việt thời Lê sơ

Có thể nói, từ Ngô, Đinh, Tiền Lê đến Lý, Trần và Lê sơ, tùy thuộc vào điều kiện chính trị, kinh tế, quân sự của mỗi vương triều mà chính sách đối với miền biên viễn của Tổ quốc có những sự khác nhau nhất định. Vào thế kỷ X, khi nước ta mới dựng nền độc lập, chính quyền trung ương các triều Ngô, Đình, Tiền Lê cũng chỉ kiểm soát chặt chẽ được miền trung tâm, các miền ở xa và miền biên giới, đều do các hào trưởng và thổ tù địa phương nắm giữ quyền hành và phụ thuộc lỏng lẻo vào chính quyền trung ương. Dưới thời Lý, Trần, tuy đã củng cố được chính quyền tập trung, tổ chức được một bộ máy hành chính khá vững chắc từ trung ương đến các địa phương, nhưng ở các vùng xa, nhất là miền biên viễn, ảnh hưởng thế lực của chính quyền trung ương hãy còn lỏng lẻo, chính quyền thực tế vẫn nằm trong tay các tù trưởng ở các sách, các động. Các vua đời Lý, đời Trần đã dùng chính sách vừa mua chuộc các tầng lớp thống trị ở miền núi, miền biên viễn, vừa trấn áp bằng lực lượng quân sự. Một trong những chính sách mua chuộc tầng lớp thống trị miền núi là các vua Lý đã dùng quan hệ hôn nhân để ràng buộc các châu mục, từ trưởng có thế lực.

Đến thời Lê sơ, chính sách đối với miền biên viễn của triều đình trung ương cũng có hai mặt như trên. Nhưng nhìn một cách đại quan thì trong hai mặt mua chuộc và trấn áp, các vua triều Lê tỏ rõ biện pháp mạnh tay hơn các vương triều trước đó. Nhà Lê sơ thường dùng quan tước và uy lực quân sự để ràng buộc và kiềm chế các thổ tù thiểu số vào bộ máy thống trị của mình. Trong sách Lịch triều hiến chương loại chí, sử gia Phan Huy Chú cho biết Lê Lợi đã “đặt các chức Thủ ngự”, Đoàn luyện, trao cho các tù trưởng ở ngoại phiên. Gián hoặc có tù trưởng nào quy thuộc có công to, cũng gia cho trọng chức, như những chức Nhập nội, Tư không, Bình chương sự, cùng các chức Thượng tướng quân, Đại tướng quân” (1).

Thổ tù người Thái ở Mộc Châu là Xa Khả Tham (còn đọc là Sâm) được phong làm Nhập nội tư không coi giữ trấn Đà Giang ở vùng lưu vực sông Đà. Các con Xa Khả Tham là Lộc, Khát, Bàn và Điểm đều được phong là đại tướng quân. Năm 1434, con trai Đềo Cát Hãn ở châu Phục Lễ là Mạnh Vượng về hàng, Lê Thái Tông cho làm Nhập nội tư mã Tri bản châu quân dân sự, Tước Quan phục hầu… (2). Nhiều tổ tù khác có công trong cuộc chiến tranh giải phóng Tổ quốc hay chịu quy thuận triều đình đều được phong những chức cao như: Tư không, Bình chương sự, Thượng tướng quân, Đại tướng quân, v.v… Năm 1428, Lê Lợi chia nước làm 5 đạo và chấn chỉnh lại bộ máy thống trị. Ở các châu, ngoài các chức Thiêm phán, Tào vận, Phòng ngự sứ, Chiêu thảo sứ, còn có chức Tri châu, Đại tri châu dành riêng cho các thổ tù. Các triều vua kế tiếp, như Thái Tông, Nhân Tông, Thánh Tông cũng tiếp tục chính sách đối với các dân tộc thiểu số như vậy. Trong đời Thánh Tông nhiều thổ tù được phong đến tước Quận công.

Ngoài việc ban quan tước, các vua thời Lê sơ còn ban hành một số chính sách, chế độ ưu đãi đối với các tù trưởng thiểu số. Năm 1434, Lê Thái Tông cho phép các quan phụ đạo, thủ lĩnh các phiên trấn, người nào có con cháu đích, hoặc cùng một tịch hay khác tịch, thì đều được tha thuế và sai dịch (3). Tháng 11 năm Ất Mão (1435), thổ tù ở Mường Bồn (tức Bồn Man – sau là châu Quy Hợp thuộc Hà Tĩnh) vào cống các thứ ngà voi, sừng tê, bạc và vải vóc. Vua Lê Thái Tông khen ngợi rồi sai đem áo kim tuyến về thưởng cho phụ đạo, và thưởng cho người đi sứ lụa tấm theo thứ bậc (4). Năm 1448, thổ tù ở Mường Bôn vào cống 2 con voi. Vua Lê Nhân Tông ban cho y phục, lụa tấm, các loại đồ sứ, nhân đấy xuống chiếu đổi làm châu Quy Hợp (5).

Một số miền đất giáp với Ai Lao, như vùng thượng lưu sông Mã, thuộc đất Mộc Châu và phía Tây Thanh Hóa, các thổ tù ở đây, ngoài mặt tuy nói là quy thuận, nhưng vẫn tỏ ra ý chống đối, không tuân theo mệnh lệnh triều đình, thì nhà Lê đã cử quan lại đến trực tiếp cai trị. Vào tháng 3 năm Giáp Dần (1434), vua Lê Thái Tông đã lấy Ngự tiền Trung quân Thiết đột là Lê Đẳng làm Phòng ngự sứ trí quân dân sự các xứ Phọc La, Trịnh Long, Mường Dương thượng hạ; Lê Thiêm làm Phòng ngự sứ tri quân dân sự ở châu Nam Mã, hai châu Tàm thượng hạ và huyện Lan Hòa (6).

Trên đại thể, Nhà nước phong kiến trung ương thời Lê sơ chỉ thống trị nhân dân thiểu số thông qua các thổ tù của họ. Các thổ tù này được ban chức tước, được toàn quyền thống trị nhân dân trong địa bàn, theo các chế độ và phong tục tập quán riêng của từng dân tộc, nhưng hàng năm phải nộp cống phú cho triều đình. Cống phú phải nộp bằng hiện vật với các thứ thổ sản của địa phương. Tuy nhiên mối quan hệ giữa chính quyền trung ương với các thổ tù miền biên viễn cũng thường xảy ra mâu thuẫn, xung đột. Lý do có từ cả hai phía: Các thổ tù thường bị các quan lại phiên trấn đốc thúc, áp bức, nhũng nhiễu. Mặt khác, để chống lại sự áp bức của triều đình trung ương, các thổ tù thường có khuynh hướng mưu đồ cát cứ, tự trị địa phương. Trong trường hợp các thổ tù có thế lực lớn mạnh, bộc lộ rõ tư tưởng ly tâm và hành động cát cứ, các vua thời Lê sơ đã kiên quyết trấn áp. Lịch sử chế độ phong kiến thời Lê sơ, ở thế kỷ XV, đã ghi lại nhiều cuộc nổi dậy của các tù trưởng thiểu số và những cuộc trấn áp của triều đình.

Trong những cuộc nổi dậy của các thổ tù dưới thời Lê sơ, thì đáng chú ý hơn cả là những cuộc nổi dậy của các thổ tù người Thái ở Tây Bắc, của các thổ tù người Tày ở phía Bắc và cuộc cát cứ của thổ tù họ Cầm ở châu Ngọc Ma, phía Tây Nghệ An.

Cuối năm 1431, thổ tù người Thái trắng ở châu Ninh Viễn (Lai Châu) là Đèo Cát Hãn nổi dậy, câu kết với một thổ tù Ai Lao là Kha Lại, chiếm cứ một vùng biên cương phía Tây Bắc chống lại triều đình, không chịu nộp cống phú. Họ Đèo vẫn là một dòng họ thống trị lớn của người Thái Tây Bắc. Trong thời Minh thuộc (1407 – 1427), Đèo Cát Hãn đã đầu hàng nhà Minh, câu kết với quân Minh đàn áp lại phong trào đấu tranh của nhân dân địa phương. Nhưng đến năm 1427, Đèo Cát Hãn lại xin quy thuận theo nhà Lê và vẫn được phong cho chức tước cai quản châu Ninh Viễn như cũ. Đến lúc này, họ Đèo lại nổi dậy mưu đồ cát cứ, đem quân cướp phá các vùng lân cận như Thái Nguyên, Tuyên Quang, Quy Hóa, Gia Hưng. Hành động của Đèo Cát Hãn đã gây ảnh hưởng xấu trong hàng ngũ thổ tù thiểu số miền biên viễn, nếu không trấn áp kịp thời thì nền thống nhất quốc gia của Đại Việt mới được xác lập sẽ bị đe dọa. Do vậy, Lê Lợi đã thân chinh chia quân làm hai đường thủy bộ cùng tiến lên châu Ninh Viễn. Quân của Đèo Cát Hãn nhanh chóng bị đại bại. Trong cuộc hành quân trấn áp này, lúc đi và về, Lê Lợi có làm hai bài thơ ngũ ngôn và thất ngôn để ca ngợi chiến công của mình. Nhà vua sai tạc núi bên bờ sông Đà, khắc hai bài thơ ấy, để đề cao uy tín của triều đình trung ương và nhằm cảnh tỉnh các thổ tù thiểu số sau này.

Dưới triều Lê Thái Tông, một số thổ tù người Thái khác cũng chiếm cứ lấy châu huyện, kháng cự lại triều đình. Năm 1439, thổ tù họ Cầm ở các châu Phù Yên, Sơn La, Tuần Giáo, Mai Sơn thuộc phủ Gia Hưng nổi lên kháng cự lại triều đình và đánh phá vùng biên giới. Họ Cầm cho người sang cầu cứu Ai Lao để tăng thêm uy thế. Vua Ai Lao sai tướng Nữu Hoa đem trên 3 vạn quân vượt qua biên giới, lấy danh nghĩa cứu viện để cướp phá các vùng thuộc châu Phục Lễ. Vua Lê Thái Tông tự thân chinh đem một đạo quân lớn lên đánh bại quân Ai Lao và buộc họ Cầm phải quy phục, triều cống. Năm 1440, vua Lê Thái Tông tự thân chinh tiến quân lên đến phủ Gia Hưng để đánh dẹp viên thổ tù tên là Nghiễm liên kết với thổ tù Ai Lao chống lại triều đình trung ương. Thổ tù Nghiễm phải dâng voi, trâu, nộp cống phẩm xin quy thuận. Năm 1441, Nghiễm lại liên kết với Ai Lao làm phản, Lê Thái Tông lại thân chinh lần thứ hai, đánh bại tên Nghiễm và bắt được một viên tướng Ai Lao. Nghiễm cuối cùng phải ra hàng và cũng bị bắt giải về kinh đô Thăng Long.

Trên dọc vùng biên giới Việt – Trung, ngoài những cuộc nổi dậy mưu đồ cát cứ, kháng cự với triều đình trung ương của các thổ tù thiểu số, còn không ít vụ lấn chiếm, nhằm cướp của, bắt người và súc vật của bọn quan lại nhà Minh cai trị vùng biên cương của Trung Quốc. Các vua triều Lê sơ tỏ ra rất cảnh giác với các hoạt động ăn cướp này và trừng trị nghiêm khắc số quan lại không hoàn thành chức trách trông coi lãnh thổ của Tổ quốc. Vào tháng 5 năm Quang Thuận thứ 8 (1467), quân Minh gồm hơn 1000 người do Sầm Tổ Đức cầm đầu đánh sang châu Thông Nông phủ Bắc Bình, thuộc Cao Bằng, cướp bóc người, trâu bò, súc vật và tài sản của nhân dân. Vua Lê Thánh Tông đã sai viết thông tư cho viên Bố chánh sứ tỉnh Quảng Tây đòi lại người và súc vật. Một mặt khác, nhà vua sai Phan Tiến, Giám sát ngự sử Bắc Đạo đến Bắc Bình xét hỏi việc này, bắt hai viên quan trấn thủ vùng biên giới của nước ta là Phố Tổng tri Lê Lục và Đổng Tổng tri Nguyễn Lượng. Hai người này đều phải đày đi viễn châu, vì tội canh giữ phòng bị biên giới không cẩn thận, để đến nỗi quân Minh có thể xâm phạm, cướp bóc. Nhân vụ việc này, vua Lê Thánh Tông hạ sắc dụ răn bảo các viên Tổng binh và Thổ quan ở Lạng Sơn, An Bang và Bắc Bình rằng: “Người bầy tôi giữ đất đai của triều đình, chức phận phải bảo toàn lãnh thổ, yên ủi nhân dân, bẻ gãy những mũi nhọn tấn công, chống cự những kẻ khinh rẻ nước mình. Thế mà mới đây, người nước ngoài xâm phạm cướp bóc, Trẫm không nghe thấy các người có công hiệu gì về việc đánh giặc giữ đất cả! Nếu nay cứ một việc lại buộc vào pháp luật, thì lòng Trẫm có điều không nỡ. Vậy bọn các người phải cố gắng hết lòng hết sức, nghĩ làm thế nào để gột rửa tội lỗi trước kia” (7).

Chính cũng do sự phòng bị sơ hở nói trên, nên vào tháng 9 năm ấy, nhà vua lại ra sắc chỉ dụ các viên quan Trấn thủ và Phó tổng binh các vệ ở An Bang, Lạng Sơn, Tuyên Quang rằng: “Các ngươi chức vụ đứng đầu một phương, khống chế cả cõi biên thùy, phải phòng bị điều bất trắc, để ngăn ngừa giặc ngoại xâm. Cần phải khuyên bảo các tướng hiệu, răng đe quân lính, không được quen thói cũ, bỏ trốn về nhà, để trống vị trí phòng thủ, kẻ nào trái lệnh thì trị tội nặng hơn luật thường” (8).

Chính sách đối với các miền biên viễn của Lê Lợi và các vua thời Lê sơ về đại thể vẫn kế thừa các chính sách truyền thống của các triều đại Lý, Trần trước đó, là vừa phủ dụ, mua chuộc vừa trấn áp bắt giam các thổ tù thiểu số. Nhưng chính sách biên viễn của các vua Lê sơ tổ ra cứng rắn hơn, sử dụng nhiều đến vũ lực hơn. Có thể là do Nhà nước phong kiến trung ương tập quyền thời bấy giờ đã phát triển cao hơn và uy lực cũng lớn mạnh hơn. Những cuộc nổi dậy của các thổ tù thiểu số miền biên viễn, với mục đích cát cứ, tách khỏi sự thống trị của triều đình trung ương, xâm hại đến nền thống nhất quốc gia từ thời Lê Thái Tổ qua Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông đến thời Lê Thánh Tông đều bị trấn áp hết. Đặc biệt, đến thời Lê Thánh Tông, các thổ tù thiểu số đều phải khuất phục, không dám nổi dậy chống cự, nguyên nhân căn bản là vì uy lực lớn mạnh của chính quyền trung ương đủ sức áp đặt sự thống trị của mình. Nhìn lại chính sách đối với miền biên viễn của thời Lê sơ vừa dẫn ở trên, ta thấy trong điều kiện quốc gia Đại Việt vừa bước ra khỏi thời kỳ Minh thuộc kéo dài 20 năm, và kinh tế bị tàn phá nghiêm trọng sau cuộc chiến tranh giải phóng 10 năm, thì những chinh sách có phần cứng rắn đối với số thổ tù thiểu số ôm ấp mưu đồ cát cứ là có thể hiểu được. Nền thống nhất của quốc gia Đại Việt được củng cố từng bước và ngày một tăng cường ở thế kỷ XV, một phần quan trọng là nhờ chính sách biên viễn nói trên của Lê Lợi và các ông vua kế tiếp, đặc biệt là vị vua hùng tài đại lực: Lê Thánh Tông.

1. Phan Huy Chú: Lịch triều hiến chương loại chí. Nxb Sử học, H. 1961, tập 2, tr. 9.

2. Phan Huy Chú: LTHCLC. Sđd, tr. 31.

3. Đại Việt sử ký toàn thư. Nxb Khoa học Xã hội, H. 1972, tập 3, tr. 80.

4. ĐVSKTT. Sđd, tập 3, tr. 109.

5. ĐVSKTT. Sđd, tập 3, tr. 143.

6. ĐVSKTT. Sđd, tập 3, tr. 102.

7. Khâm định Việt sử thông giám cương mục. Nxb Giáo dục, H. 1998, tập 1, tr. 1037, 1038.

8. ĐVSKTT. Sđd, tập 2, tr. 427.

Cùng những phát hiện quan trọng về các dấu tích kiến trúc, một số lượng lớn đồ gốm sứ là những vật dụng dùng hàng ngày trong Hoàng cung qua nhiều thời kỳ cũng được tìm thấy.

Những khám phá này đã thực sự mở ra một cánh cửa mới cho việc nghiên cứu về gốm Thăng Long và gốm dùng trong Hoàng cung Thăng Long qua các triều đại. Đồ gốm sứ thời Lê tìm được tại các hố khai quật có số lượng lớn, nhưng tập trung nhiều nhất là ở khu vực ven triền sông cổ nằm giữa Khu A và B.

Để nhận diện về chất lượng gốm dùng trong Hoàng thành, tôi phân định gốm thời Lê theo ba thời kỳ: Gốm thời Lê Sơ (thế kỷ XV), Gốm thời Lê-Mạc (thế kỷ XVI) và Gốm thời Lê Trung Hưng (thế kỷ XVII – XVIII). Nhìn chung, gốm thời Lê – Mạc và Lê Trung Hưng có chất lượng thấp, hoa văn trang trí đơn giản và phát triển mạnh theo xu hướng dân gian. Những sưu tập đồ gốm tìm được từ các hố khai quật phần nhiều là sản phẩm của các lò gốm vùng Hải Dương và Bát Tràng. Tình hình này có sự khác biệt lớn so với gốm thời Lê Sơ.

Gốm thời Lê Sơ có bước phát triển đột biến với sự bùng nổ các trung tâm sản xuất gốm lớn, nhất là vùng Hải Dương. Thời kỳ này gốm hoa lam, gốm men trắng và gốm vẽ nhiều màu đạt đến đỉnh cao của sự tinh mỹ. Bằng chứng từ những phát hiện trên các con tàu đắm ở Hội An (Quảng Nam), Pandanan (Philippin)… cho thấy những đồ gốm này đã từng là mặt hàng chủ đạo trong việc xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Trong công trình nghiên cứu trước, khi bàn về gốm ngoại thương Việt Nam, tôi đã đưa ra nhận xét rằng: nhiều đồ gốm cao cấp trong lô hàng trên con tàu đắm Hội An có những sản phẩm của lò gốm Thăng Long.

Nhận xét này nay đã có đủ cơ sở khi tại dải gốm ven sông Khu A chúng tôi tìm thấy nhiều loại gốm hoa lam cao cấp, có hình dáng và hoa văn tương tự như những đồ gốm trên tàu đắm Hội An, ví dụ như loại bát vẽ rồng 4 móng, dưới đáy khắc chữ Trù (bếp), giữa lòng viết chữ Kính hay loại đĩa lớn vẽ rồng có bút pháp tinh tế như trên bản đang lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Phát hiện có ý nghĩa này cho phép một lần nữa khẳng định về sự góp mặt quan trọng của gốm Thăng Long trong mối giao lưu kinh tế, văn hoá với quốc tế trong lịch sử.

Một phát hiện khác đem lại sự cảm phục của giới chuyên môn và những người say mê cổ ngoạn là loại gốm trắng mỏng trang trí in nổi hình rồng có chân 5 móng (cũng có loại rồng có 4 móng), giữa lòng ghi chữ Quan hay chữ Kính. Nghiên cứu so sánh với gốm Hải Dương, tôi cho rằng đây là những sản phẩm của lò quan Thăng Long.

Cách đây vài năm trước, tại di chỉ gốm Ngói, Chu Đậu (Hải Dương) và Kim Lan (Gia Lâm) tôi đã tìm thấy bằng chứng sản xuất gốm của lò quan ở đây. Sản phẩm chính của những lò quan này được khẳng định rõ qua những đồ gốm sứ men trắng, trang trí in khuôn văn sóng nước hình vảy cá, giữa lòng in nổi chữ Quan như gốm Thăng Long. Nhưng so với gốm Thăng Long thì gốm lò quan Hải Dương có xương gốm dày, nặng và độ trắng của xương và men kém hơn gốm Thăng Long.

Gốm Thăng Long cũng có loại xương gốm mỏng và loại xương gốm dày, nhưng về cơ bản xương gốm Thăng Long có chất lượng tốt hơn gốm Hải Dương. Gốm trắng mỏng Thăng Long chủ yếu là các loại bát, đĩa cỡ nhỏ, có xương mỏng như vỏ trứng (dạng sứ thấu quang), thành trong in nổi hình hai con rồng chân có 5 móng, giữa lòng in chữ Quan. Loại gốm trắng mỏng này chưa từng tìm được ở đâu ngoài khu lăng mộ vua nhà Lê ở Lam Kinh (Thanh Hoá). Đặc điểm đáng lưu ý về loại gốm mỏng này là được nung đơn chiếc và men thường phủ kín đáy và mép vành chân đế. Chân đế được tạo rất mỏng và mép vành chân vê tròn chứ không cắt vát và cạo men ở mép vành chân như gốm Hải Dương.

Đây là đặc điểm kỹ thuật rất khác biệt giữa gốm Thăng Long và gốm Hải Dương hay gốm Kim Lan. Bên cạnh loại gốm trang trí rồng, ở Thăng Long còn có loại gốm trắng trang trí văn in hoa cúc dây, giữa lòng cũng in nổi hay viết chữ Quan, nhưng phổ biến hơn là in hình một bông hoa nhỏ có 5 hoặc 6 cánh. Tại hố A10 cũng tìm được một khuôn in loại hoa văn này với đường nét tinh xảo.

Ngoài ra, loại gốm men trắng vẽ chỉ lam cũng tìm được khá nhiều, nhưng ở loại cao cấp giữa lòng thường viết chữ Quan bằng màu xanh cobalt. Trong số lượng phong phú các loại bình, vò men trắng tìm thấy trong dải gốm ven sông Khu A cũng có khá nhiều tiêu bản dưới đáy viết chữ Quan bằng màu son nâu. Chữ Quan ở đây được hiểu theo hai nghĩa: quan diêu (sản phẩm của lò quan) và quan dụng (đồ dùng dành cho vua quan).

Cùng với chữ Quan, sự tinh mỹ đến mức ngạc nhiên của loại sứ trắng mỏng và gốm hoa lam cao cấp được trang trí các đồ án mang tính biểu trưng của vương quyền (rồng có chân 5 móng và hình chim phượng) cho thấy rõ đây là những đồ ngự dụng trong Hoàng cung.

Nhận định trên được củng cố thêm khi ở đây khi tìm thấy nhiều đồ gốm sứ có ghi chữ Hán ”Trường Lạc” hay ”Trường Lạc khó”. Theo ghi chép của sử cũ thì Trường Lạc là cung của bà Trường Lạc Thánh Từ Hoàng hậu Nguyễn Thị Hằng vợ của vua Lê Thánh Tông (1460-1497). Như vậy những đồ sứ này được hiểu đó là những vật dụng của cung Trường Lạc.

Bên cạnh số lượng lớn và đa dạng các loại hình đồ gốm nói trên, tại khu vực khai quật còn tìm được một sưu tập phong phú các loại đĩa đèn dầu lạc nhỏ men trắng và các loại bình vôi còn khá nguyên vẹn. Trong sưu tập bình vôi có khá nhiều tiêu bản đẹp, phần quai tạo hình tua cau và những quả cau nhỏ đã được dùng đựng vôi để ăn trầu.

Cùng với loại hình bình vôi, ở dải gốm ven sông còn tìm thấy những chiếc bình đựng bã trầu bằng gốm men (hay còn gọi là ống nhổ) và một số chuôi dao cau làm bằng nanh, vuốt thú hay bằng loại gỗ quý. Xung quanh một số chuôi dao còn được bọc kim loại màu vàng và bên trên được chạm khắc hoa văn rất đẹp. Nhóm di vật này có niên đại vào khoảng thời Trần và thời Lê. Những tư liệu này là bằng chứng thuyết phục cho ta biết rằng, trong Hoàng cung xưa, tục ăn trầu cũng rất phổ biến.

Rõ ràng, những khám phá của khảo cổ học về Hoàng thành Thăng Long đã mở ra một chương mới rất quan trọng cho việc nghiên cứu về gốm Thăng Long. Những đồ gốm tìm được ở đây phần lớn là những vật dụng dùng trong Hoàng cung.

Bên cạnh những loại hình đồ gốm ngoại nhập, bằng chứng về việc sản xuất tại chỗ của những đồ gốm sứ cao cấp thời Lý, Trần, Lê cũng đã có nhiều cơ sở khẳng định. Dựa vào những đồ gốm phế thải và các công cụ sản xuất, tôi nghĩ rằng ngay từ thời Lý, Thăng Long đã có lò quan chuyên sản xuất gốm sứ cung đình. Những lò gốm ấy tiếp tục hoạt động kéo dài cho đến thời Lê và sản xuất nhiều loại hình đồ gốm sứ cao cấp.

Bằng chứng là những đồ gốm sứ thời Lê Sơ trang trí rồng 5 móng, lòng ghi chữ Quan hay chữ Kính. Như vậy có thể tạm kết luận rằng: việc tìm thấy những đồ ngự dụng trong khu vực khai quật không những cung cấp nguồn tư liệu quan trọng cho việc nghiên cứu về gốm Thăng Long và gốm dùng trong Hoàng cung Thăng Long, mà còn góp thêm bằng chứng tin cậy để củng cố ý kiến cho rằng: các dấu tích kiến trúc lớn ở đây là những cung, điện của trung tâm Hoàng thành Thăng Long thời Lý – Trần – Lê.