Trong năm 2023, tổng GDP danh nghĩa của Nhật Bản rơi xuống dưới ngưỡng của Đức, Nhật Bản chính thức trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới. Tuy nhiên, từ góc độ khác, tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản đã cao hơn Trung Quốc lần đầu tiên trong khoảng nửa thế kỷ.Theo ước tính về GDP lần đầu được Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố vào ngày thứ Năm, tăng trưởng GDP danh nghĩa của quốc gia này năm 2023 cao hơn Trung Quốc lần đầu tiên từ năm 1977. Kinh tế Nhật Bản ghi nhận tăng trưởng GDP danh nghĩa đạt 5,7% trong khi con số này với Trung Quốc chỉ là 4,6%.Sự đảo chiều này cũng đánh dấu cho việc Nhật Bản đang lạm phát trở lại còn Trung Quốc đang trải qua tình trạng áp lực giảm phát gia tăng.Theo công bố chính thức, GDP Trung Quốc tăng trưởng 5,2%. Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm 2023 như vậy cao hơn hẳn so với con số 3% của năm 2022. Trong năm 2022, kinh tế Trung Quốc hạ nhiệt đáng kể do chính sách Zero COVID-19 của chính phủ Trung Quốc.Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng danh nghĩa chững lại, còn 4,6% trong năm 2023 từ mức 4,8% của một năm trước đó. Kinh tế một số nước phát triển hàng đầu thế giới như Đức hay Nhật đều có mức tăng trưởng danh nghĩa trên 6% trong năm 2023, chính vì vậy kinh tế Trung Quốc trở thành ngoại lệ với việc tăng trưởng chững lại, tăng trưởng thực tế thấp hơn tăng trưởng danh nghĩa cho thấy áp lực giảm phát.Nhu cầu nội địa tại Trung Quốc hiện vẫn trì trệ trong bối cảnh thị trường bất động sản trì trệ kéo dài, thị trường lao động đặc biệt khó khăn đối với người lao động trẻ.Cùng lúc đó, đầu tư vào cơ sở hạ tầng và các cơ sở công nghiệp đã tăng mạnh, đẩy tăng nguồn cung ứng cũng như làm giảm áp lực giảm phát trong nội tại nền kinh tế.Tính đến hết tháng 1/2024, chỉ số giá tiêu dùng tại Trung Quốc đã giảm so với cùng kỳ đến 4 tháng liên tiếp. Chuyên gia thuộc tổ chức Moody's Investors Service, bà Lillian Li, khẳng định các biện pháp chính sách mà phía Bắc Kinh áp dụng trong những tuần gần đây đặt mục tiêu kích thích tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên kết quả thực tế còn chưa rõ ràng.Bà Li nhấn mạnh: “Ảnh hưởng từ các biện pháp hỗ trợ lên GDP danh nghĩa sẽ còn phụ thuộc vào việc liệu các biện pháp, các gói kích cầu có làm gia tăng được niềm tin của thị trường và đẩy tăng nhu cầu theo cách bền vững nhất hay không”.Áp lực giảm phát tại Trung Quốc nhiều khả năng sẽ tiếp diễn, hoặc thậm chí sẽ có thể trở nên tệ hại hơn, ảnh hưởng lên giá cả trên toàn cầu, tổ chức nghiên cứu độc lập Gavekal nhận định.“Khi mà quá trình tăng trưởng nóng của thị trường bất động sản, chính phủ Trung Quốc đang đặt kỳ vọng vào sự tăng trưởng của ngành sản xuất để thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp trong tương lai. Hoàn toàn có lý do để tin rằng Trung Quốc sẽ vẫn là yếu tố kéo giảm lạm phát trên toàn cầu trong những năm tới, bà Li phân tích.Kinh tế Trung Quốc đạt mức tăng trưởng danh nghĩa hàng năm ước tính khoảng 12% trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2022. Việc tăng trưởng kinh tế danh nghĩa chững lại đồng nghĩa các doanh nghiệp dù là nội địa hay nước ngoài cũng sẽ khó khăn. Tổ chức S&P Global Ratings dự báo lợi nhuận của nhóm doanh nghiệp niêm yết tại 7 nền kinh tế lớn khu vực châu Á – Thái Bình Dương bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia và New Zealand sẽ tăng trưởng thấp hơn 5% trong năm nay.
Trong năm 2023, tổng GDP danh nghĩa của Nhật Bản rơi xuống dưới ngưỡng của Đức, Nhật Bản chính thức trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới. Tuy nhiên, từ góc độ khác, tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản đã cao hơn Trung Quốc lần đầu tiên trong khoảng nửa thế kỷ.Theo ước tính về GDP lần đầu được Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố vào ngày thứ Năm, tăng trưởng GDP danh nghĩa của quốc gia này năm 2023 cao hơn Trung Quốc lần đầu tiên từ năm 1977. Kinh tế Nhật Bản ghi nhận tăng trưởng GDP danh nghĩa đạt 5,7% trong khi con số này với Trung Quốc chỉ là 4,6%.Sự đảo chiều này cũng đánh dấu cho việc Nhật Bản đang lạm phát trở lại còn Trung Quốc đang trải qua tình trạng áp lực giảm phát gia tăng.Theo công bố chính thức, GDP Trung Quốc tăng trưởng 5,2%. Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm 2023 như vậy cao hơn hẳn so với con số 3% của năm 2022. Trong năm 2022, kinh tế Trung Quốc hạ nhiệt đáng kể do chính sách Zero COVID-19 của chính phủ Trung Quốc.Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng danh nghĩa chững lại, còn 4,6% trong năm 2023 từ mức 4,8% của một năm trước đó. Kinh tế một số nước phát triển hàng đầu thế giới như Đức hay Nhật đều có mức tăng trưởng danh nghĩa trên 6% trong năm 2023, chính vì vậy kinh tế Trung Quốc trở thành ngoại lệ với việc tăng trưởng chững lại, tăng trưởng thực tế thấp hơn tăng trưởng danh nghĩa cho thấy áp lực giảm phát.Nhu cầu nội địa tại Trung Quốc hiện vẫn trì trệ trong bối cảnh thị trường bất động sản trì trệ kéo dài, thị trường lao động đặc biệt khó khăn đối với người lao động trẻ.Cùng lúc đó, đầu tư vào cơ sở hạ tầng và các cơ sở công nghiệp đã tăng mạnh, đẩy tăng nguồn cung ứng cũng như làm giảm áp lực giảm phát trong nội tại nền kinh tế.Tính đến hết tháng 1/2024, chỉ số giá tiêu dùng tại Trung Quốc đã giảm so với cùng kỳ đến 4 tháng liên tiếp. Chuyên gia thuộc tổ chức Moody's Investors Service, bà Lillian Li, khẳng định các biện pháp chính sách mà phía Bắc Kinh áp dụng trong những tuần gần đây đặt mục tiêu kích thích tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên kết quả thực tế còn chưa rõ ràng.Bà Li nhấn mạnh: “Ảnh hưởng từ các biện pháp hỗ trợ lên GDP danh nghĩa sẽ còn phụ thuộc vào việc liệu các biện pháp, các gói kích cầu có làm gia tăng được niềm tin của thị trường và đẩy tăng nhu cầu theo cách bền vững nhất hay không”.Áp lực giảm phát tại Trung Quốc nhiều khả năng sẽ tiếp diễn, hoặc thậm chí sẽ có thể trở nên tệ hại hơn, ảnh hưởng lên giá cả trên toàn cầu, tổ chức nghiên cứu độc lập Gavekal nhận định.“Khi mà quá trình tăng trưởng nóng của thị trường bất động sản, chính phủ Trung Quốc đang đặt kỳ vọng vào sự tăng trưởng của ngành sản xuất để thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp trong tương lai. Hoàn toàn có lý do để tin rằng Trung Quốc sẽ vẫn là yếu tố kéo giảm lạm phát trên toàn cầu trong những năm tới, bà Li phân tích.Kinh tế Trung Quốc đạt mức tăng trưởng danh nghĩa hàng năm ước tính khoảng 12% trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2022. Việc tăng trưởng kinh tế danh nghĩa chững lại đồng nghĩa các doanh nghiệp dù là nội địa hay nước ngoài cũng sẽ khó khăn. Tổ chức S&P Global Ratings dự báo lợi nhuận của nhóm doanh nghiệp niêm yết tại 7 nền kinh tế lớn khu vực châu Á – Thái Bình Dương bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia và New Zealand sẽ tăng trưởng thấp hơn 5% trong năm nay.
Tại sao khoảng cách giữa GNP và GDP của Trung Quốc lại nhỏ như vậy? Nhiều người chỉ thấy Trung Quốc đã thu hút một lượng lớn vốn đầu tư nước ngoài, nhưng lại bỏ quên lượng đầu tư ra nước ngoài rất lớn của quốc gia này.
Theo số liệu của Bộ Thương mại Trung Quốc, năm 2020 nước này đã thu hút được tổng cộng 145 tỉ USD nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài.
Tuy nhiên, trong cùng kỳ, Trung Quốc cũng đầu tư 132 tỉ USD ra nước ngoài, và khoảng cách giữa hai khoản trên không quá lớn. Trên thực tế, trong 20 năm qua, đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đôi khi lớn hơn đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc. Kết quả là GDP và GNP của nước này không chênh nhau bao nhiêu, gần như bằng nhau.
Các công ty đa quốc gia trải rộng khắp nơi trên thế giới và đầu tư vào nhau. Do đó, khoảng cách giữa GNP và GDP của các quốc gia lớn trên thế giới là tương đối nhỏ, và không có hiện tượng GNP của một quốc gia gấp vài lần GDP của quốc gia đó.
Theo Ngân hàng Thế giới, GDP của Mỹ năm 2019 là khoảng 21,43 nghìn tỉ USD, và GNP là khoảng 21,625 nghìn tỉ USD chỉ hơn 1% so với GDP; GNP của Nhật Bản năm 2019 là khoảng 5,264 nghìn tỉ USD, chỉ cao hơn 3,6% so với GDP 5,082 nghìn tỉ USD.
Trong thế kỷ 21, thời đại của nền kinh tế toàn cầu hóa và vốn toàn cầu hóa, khó có cường quốc nào đạt được đầu tư ra nước ngoài quy mô lớn mà hạn chế chấp nhận vốn nước ngoài. Dòng chảy của các yếu tố sản xuất như hàng hóa, công nghệ, thông tin, dịch vụ, tiền tệ, nhân sự, vốn và kinh nghiệm quản lý giữa các quốc gia và khu vực đang trở nên ngày càng sôi động và lưu lượng ngày càng lớn. Trong sự phát triển vũ bão của toàn cầu hóa ngày nay, có thể nói các nước lớn đều đã theo xu hướng "trong bạn có tôi, trong tôi có bạn".
Khoảng cách giữa GDP và GNP ở các nước lớn như Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ và Đức không quá lớn là vì vậy.
Chúng tôi sẽ phân tích sự cách biệt GDP và GNP ở những nền kinh tế nhỏ, độ mở lớn và lệ thuộc FDI trong những bài tiếp theo.
Theo Bloomberg, nhờ cuộc cải cách kinh tế do Đặng Tiểu Bình khởi xướng hồi cuối thập niên 1970 mở ra tiến trình công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh chóng, sự “thần kỳ kinh tế” của đất nước đông dân nhất thế giới được dự báo vẫn sẽ tiếp tục.
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân đầu người của Trung Quốc được dự báo sẽ tăng lên vị trí 64 trên 166 quốc gia được xếp hạng trên thế giới trong thời gian từ nay đến năm 2022. Vào năm 1992, Trung Quốc xếp thứ 133 thế giới về phương diện này, ngang hàng với Haiti, với hơn một nửa dân số sống dưới mức 2 USD/ngày. Như vậy, trong vòng 30 năm, Trung Quốc có thể tăng 69 bậc trong xếp hạng thế giới về GDP bình quân đầu người. Dân số nước này hiện là 1,371 tỷ người.
Theo phân tích của Bloomberg dựa trên dữ liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), nếu tính theo đồng giá sức mua, mức GDP bình quân đầu người 16.667 USD/năm hiện nay của Trung Quốc đã cao hơn so với của Brazil.
Quan trọng hơn, kết quả này đã chuyển thành những lợi ích hữu hình cho người Trung Quốc. Tính bình quân, tuổi thọ của người Trung Quốc đã tăng thêm 6 năm. Ngoài ra, người dân nước này đã được tiếp cận đầy đủ với điện, và chỉ còn chưa đầy 2% dân số Trung Quốc sống dưới chuẩn nghèo của thế giới - theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB).
Trong vòng 5 năm tới, mức tăng trưởng GDP bình quân đầu người của Trung Quốc được dự báo sẽ vượt qua Mexico và quốc gia nhiều dầu lửa Azerbaijan, đồng thời sẽ chỉ kém chút ít so với Argentina.
Việc nền kinh tế Trung Quốc dịch chuyển từ chỗ dựa trên sản xuất sang dựa trên dịch vụ, cũng như việc nước này ngừng áp dụng chính sách một con, có thể sẽ đóng góp một phần trong sự tăng trưởng này. Tuy nhiên, cùng với đó, khoảng cách giàu nghèo và sức ép đối với môi trường ở Trung Quốc được dự báo sẽ tiếp tục tăng.
Cũng giống như Trung Quốc, ba quốc gia khác trong nhóm G-20 là Ấn Độ, Hàn Quốc, và Indonesia cũng được dự báo sẽ đạt mức hai con số về thứ hạng GDP bình quân đầu người trong thời gian 1992 - 2022. Trong đó, Ấn Độ được dự báo sẽ nhảy 27 bậc, Hàn Quốc 19 bậc, và Indonesia 13 bậc.
Trong khi đó, Hoa Kỳ được dự báo sẽ “dậm chân tại chỗ” ở vị trí thứ 10 thế giới về GDP bình quân đầu người.
Trung Quốc cũng được Bloomberg dự báo sẽ tiếp tục đạt được những thành tựu kinh tế nổi trội trong nhóm 5 nền kinh tế mới nổi lớn nhất thế giới (nhóm BRICS), gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi.
GDP bình quân đầu người của Trung Quốc đang thu hẹp khoảng cách với Nga, sau khi đã vượt qua Nam Phi và Brazil tương ứng vào các năm 2014 và 2016. Mặc dù vậy, Trung Quốc vẫn còn cách các nước giàu nhất thế giới một khoảng lớn về GDP bình quân đầu người. Hiện nay, GDP bình quân đầu người của Trung Quốc đang kém Nhật Bản (26.000 USD) và kém Hoa Kỳ (43.000 USD). Sau 5 năm, khoảng cách này được dự báo không có nhiều thay đổi.