Quy Định Về Thừa Kế Không Có Di Chúc

Quy Định Về Thừa Kế Không Có Di Chúc

Thông thường khi sở hữu bất động sản, mọi người bảo vệ BĐS đó bằng cách mua bảo hiểm Building Insurance (chống cháy, chống lũ lụt ..) tuy nhiên có một yếu tố mà không phải ai cũng nghĩ đến là bảo vệ BĐS khi chúng ta qua đời (hay đột ngột qua đời). Đó chính là việc làm Di Chúc Thừa Kế.

Thông thường khi sở hữu bất động sản, mọi người bảo vệ BĐS đó bằng cách mua bảo hiểm Building Insurance (chống cháy, chống lũ lụt ..) tuy nhiên có một yếu tố mà không phải ai cũng nghĩ đến là bảo vệ BĐS khi chúng ta qua đời (hay đột ngột qua đời). Đó chính là việc làm Di Chúc Thừa Kế.

Di Chúc Thừa Kế và Tài Sản trong Quỹ Lương Hưu

Theo luật của Úc, Di Chúc và Lương Hưu là 2 phần độc lập với nhau.

Như mình đã nói ở kỳ trước, Lương Hưu được chia dựa theo Death Benefit Nomination, và được chia theo luật Lương Hưu (Superannuation Act)

Còn tất cả các tài sản khác trong tên cá nhân được chia dựa theo Luật Administration and Probate Act của tiểu bang.

Ngoài việc làm Di Chúc Thừa Kế, bạn còn có thể chỉ định (appoint) một ai đó thay mặt mình đưa ra quyết định về mặt luật pháp về một vấn đế nhất định nào đó.

Sự chỉ định này cũng phải được viết thành văn bản, được ký bởi bạn và hai nhân chứng độc lập (trong đó có một người phải là luật sư), và người được bạn chỉ định nếu chấp nhận sự chỉ định, phải ký và cũng cần có chữ ký của hai nhân chứng độc lập.

Ở Úc thường có 3 loại Powers of attonery như sau:

General power of attorney – loại thông thường, cho phép người được chỉ định đưa ra quyết định thay bạn khi bạn đi vắng (ví dụ bạn ra nước ngoài), loại này không có hiệu lực khi bạn mất khả năng đưa ra quyết định (ví dụ bị tai nạn, bệnh tật, mất trí nhớ ..)

Enduring power of attorney – loại này cho phép người được chỉ định đưa ra quyết định thay bạn, ngay cả khi bạn mất khả năng đưa ra quyết định

Medical power of attorney – loại này cho phép người được chỉ định đưa ra quyết định về mặt y tế thay cho bạn, tuy nhiên không được phép đưa ra quyết định về bất kỳ vấn đề nào khác không liên quan đến y tế.

Ngoài việc làm Di Chúc Thừa Kế, bạn cũng nên kết hợp cân nhắc cả việc làm Powers of attorney nữa nha. Thông thường Luật Sư dễ dàng giúp bạn làm được việc này.

Nguồn: Trang Nguyễn - Linkedin.

Di chúc được xem là hành vi pháp lý đơn phương và có nội dung thể hiện mong muốn và nguyện vọng của một người về cách phân chia tài sản mình sau khi mất. Đây được xem là một trong những loại văn bản đóng vai trò rất quan trọng để giải quyết tranh chấp có thể xảy ra giữa những người được hưởng quyền thừa kế tài sản. Vậy cách viết di chúc thừa kế đất đai như thế nào? Kính mời quý khách hàng tham khảo trong bài viết dưới đây của Luật Phamlaw.

1. Di chúc thừa kế đất đai là gì?

Di chúc được hiểu là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.

Thừa kế quyền sử dụng đất đai là việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất đai từ người chết sang cho người thừa kế theo quy định của pháp luật. Theo đó, cá nhân thừa kế quyền sử dụng đất đai là người được nhà nước cho thuê đất, giao đất và nhận chuyển quyền sử dụng đất. Tức là, cá nhân đó phải là người sở hữu hợp pháp với tài sản đó.

Như vậy, di chúc thừa kế đất đai là mẫu được soạn thảo bởi ông bà, bố mẹ để lại đất đai cho con cái, cháu chắt của mình. Mẫu di chúc phải được chính quyền địa phương xác nhận và công chứng để có giá trị trước Tòa án, nhằm tránh một số trường hợp anh em tranh chấp, mâu thuẫn vì tài sản, đất đai.

2. Hình thức của di chúc thừa kế đất đai

Theo các điều từ 627 đến điều 631 của Bộ luật dân sự năm 2015 thì:

Điều 627. Hình thức của di chúc

Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.

1. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng.

2. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng.

3. Di chúc bằng văn bản có công chứng.

4. Di chúc bằng văn bản có chứng thực.

1. Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.

2. Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.

2. Di chúc thừa kế đất đai hợp pháp

Di chúc thừa kế đất đai hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

– Thứ nhất, người lập di chúc thừa kế đất đai minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;

– Thứ hai, nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

– Thứ ba, di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

– Thứ tư, di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

– Thứ năm, di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại mục thứ nhất.

– Thứ sáu, di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

3. Nội dung của di chúc thừa kế đất đai

Theo pháp luật hiện hành, một mẫu đơn di chúc thừa kế đất đai sẽ bao gồm những nội dung như sau:

– Thời gian, địa chỉ viết di chúc;

– Thông tin người lập di chúc: họ tên, ngày sinh, số CMND/CCCD/hộ chiếu, nơi cư trú,…;

– Di sản để lại và nơi có di sản;

– Thông tin người nhận thừa kế: họ tên, ngày sinh, số CMND/CCCD/hộ chiếu, nơi cư trú,…;

– Chữ ký của người lập di chúc;

– Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc;

– Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa.

4. Cách viết di chúc thừa kế đất đai

Di chúc là một văn bản thể hiện ý muốn chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Do đó, cách viết mẫu đơn di chúc thừa kế đất đai phải nêu được đầy đủ các vấn đề sau:

– Ghi chính xác thời gian, địa điểm viết di chúc.

– Thông tin người lập di chúc: viết đầy đủ họ tên, ngày sinh, số CMND/CCCD/hộ chiếu, nơi cư trú,…

– Về tài sản chuyển nhượng quyền sử dụng: Đây là toàn bộ những tài sản riêng và tài sản chung của người thừa kế. Bao gồm những thông tin và các loại giấy tờ chứng minh sau:

+ Đối với tài sản là bất động sản như quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở hoặc tài sản gắn liền trên đất: sẽ có thông tin về vị trí thửa đất, số tờ bản đồ, số thừa, diện tích đất, nguồn gốc sử dụng đất; diện tích xây dựng, diện tích sàn, số tầng, năm hoàn thành xây dựng của căn nhà; thông tin về giấy tờ sở hữu như cơ quan cấp, ngày tháng cấp, số phát hành…

– Về thông tin người nhận thừa kế: Khi người lập di chúc muốn để lại tài sản cho ai thì ghi thông tin của người đó càng chi tiết càng tốt. Các thông tin về người nhận thừa kế cần ghi rõ họ tên, số CMND/CCCD/hộ chiếu, ngày sinh, nơi cư trú,…

– Về phần ý nguyện của người lập di chúc: phần này có thể viết hoặc không.

5. Di chúc thừa kế đất đai có hiệu lực khi nào?

Theo Điều 643 Bộ luật dân sự 2015, đơn di chúc thừa kế đất đai có hiệu lực khi:

– Mẫu di chúc sẽ có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế;

– Di chúc sẽ không có hiệu lực một phần hoặc toàn bộ khi người nhận thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập ra di chúc;

– Khi một người để lại nhiều di chúc đối với một tài sản là đất đai thì chỉ bản di chúc cuối cùng có hiệu lực;

+ Di chúc sẽ không có hiệu lực nếu di sản để lại cho người thừa kế đã không còn vào thời điểm mở thừa kế;

+ Khi di chúc có một phần không hợp pháp nhưng không làm ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực;

Ngoài ra, khi lập di chúc, bạn cần chú ý đến một số vấn đề như:

– Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu

– Nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc

– Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa

– Nếu lập di chúc không có người làm chứng, người lập phải tự viết và ký vào bản di chúc

– Nếu người lập di chúc không thể tự viết di chúc thì có thể nhờ người khác viết hoặc tự mình đánh máy nhưng phải có ít nhất là 02 người làm chứng. Khi đó, người lập di chúc phải điểm chỉ hoặc ký vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng. Người làm chứng xác nhận điểm chỉ hoặc chữ ký của người lập di chúc và ký vào bản di chúc.

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ——————- DI CHÚC

Tại Phòng Công chứng số…………Thành phố Hà Nội (Trường hợp việc công chứng được thực hiện ngoài trụ sở, thì ghi địa điểm thực hiện công chứng và Phòng Công chứng),

1. Trường hợp một người lập Di chúc:

Tôi là (ghi rõ họ và tên): …………………………………………..

Sinh ngày:………/……../……………. Chứng minh nhân dân số: ……………….. cấp ngày ……./……./…….. tại ……………………. Hộ khẩu thường trú: (Trường hợp không có hộ khẩu thường trú, thì ghi đăng ký tạm trú) ………………………………………………………………………………………………………………………. 2. Trường hợp vợ chồng lập Di chúc: Tôi là (ghi rõ họ và tên): ……………………………………………… Sinh ngày:………/……../……………. Chứng minh nhân dân số: ……………….. cấp ngày ……./……./…….. tại ……………………. Hộ khẩu thường trú: (Trường hợp không có hộ khẩu thường trú, thì ghi đăng ký tạm trú) ……………………………………………………………………………………………………………………….. cùng vợ là Bà : ……………………………………………… Sinh ngày:………/……../……………. Chứng minh nhân dân số: ……………….. cấp ngày ……./……./…….. tại ……………………. Hộ khẩu thường trú: (Trường hợp không có hộ khẩu thường trú, thì ghi đăng ký tạm trú) ……………………………………………………………………………………………………………………….. Trong trạng thái tinh thần minh mẫn, sáng suốt, tôi (chúng tôi) lập di chúc này như sau:

Tôi là người đứng tên sở hữu nhà ở và đất ở theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở  số……. do…. Cấp ngày……. Cụ thể như sau: (Ghi rõ nội dung về nhà ở và đất ở theo Giấy chứng nhận)

Sau khi tôi qua đời thì tài sản thuộc quyền sở hữu của tôi trong quyền sở hữu nhà ở và đất ở nêu trên sẽ được để lại cho: (Ghi rõ họ tên, năm sinh, CMND, hộ khẩu thường trú của người được hưởng di sản) (Ghi rõ: Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản; Di sản để lại và nơi có di sản;

3. Trường hợp có chỉ định người thực hiện nghĩa vụ: thì phải ghi rõ họ tên của người này và nội dung của nghĩa vụ:

4. Trường hợp Di chúc có người làm chứng:

Để làm chứng cho việc lập Di chúc, tôi (chúng tôi) có mời người làm chứng là : ông (Bà): ……………………………………………… Sinh ngày:………/……../……………. Chứng minh nhân dân số: ……………….. cấp ngày ……./……./…….. tại ……………………. Hộ khẩu thường trú: (Trường hợp không có hộ khẩu thường trú, thì ghi đăng ký tạm trú) ……………………………………………………………………………………………………………………….. ông (Bà): ……………………………………………… Sinh ngày:………/……../……………. Chứng minh nhân dân số: ……………….. cấp ngày ……./……./…….. tại ……………………. Hộ khẩu thường trú: (Trường hợp không có hộ khẩu thường trú, thì ghi đăng ký tạm trú) ………………………………………………………………………………………………………………………..

Những người làm chứng nêu trên là do tôi (chúng tôi) tự lựa chọn và mời đến, họ không thuộc những người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của tôi (chúng tôi), không phải là người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan đến nội dung Di chúc, họ có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.

Tôi (chúng tôi) đã nghe người làm chứng đọc di chúc, đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong di chúc và ký vào di chúc này trước sự có mặt của công chứng viên.

(Ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên)

Mong Luật sư giúp đỡ: Năm 1972, ông A kết hôn với bà B. Ông bà sinh được 3 người con là M, N, C. Năm 2005, M kết hôn với E sinh được H và X, N lấy chồng sinh được con là H và D. Tháng 3/2007, ông A chết để lại di chúc cho X và N. Qua quá trình điều tra thấy rằng ông A lập di chúc không hợp pháp. Biết rằng tài sản của ông A là 200 triệu VND. Tài sản chung của ông bà là 100 triệu VND. Bà B mai táng cho ông A hết 40 triệu. Hãy chia di sản thừa kế trong tình huống trên? Xin cảm ơn!

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến VĂN PHÒNG LUẬT SƯ THUẬN NAM Với thắc mắc của bạn, VĂN PHÒNG LUẬT SƯ THUẬN NAM xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

– Luật Hôn nhân và gia đình 2000;

Khoản 2 Điều 95 Luật Hôn nhân và gia đình 2000 quy định, khi phân chia tài sản chung của vợ chồng sẽ chia đôi cho vợ và chồng.

Điều 634 Bộ luật Dân sự 2005 quy định:

“Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.”

Như vậy di sản của ông A đề lại bao gồm tài sản riêng của ông A và một phần hai trong khối tài sản chung của ông A và bà B, cụ thể là 200 triệu tài sản riêng và 50 triệu là một phần hai của khối tài sản chung, tổng là 250 triệu. Tuy nhiên Điều 683 Bộ luật Dân sự 2005 quy định tiền mai táng là khoản chi phí phải được thanh toán, do đó di sản của ông B để lại phải trừ chi phí mai táng 40 triệu trước khi thực hiện việc phân chia, còn lại là 210 triệu.

Điều 675 Bộ luật Dân sự 2005 quy định, thực hiện chia thừa kế theo pháp luật khi không có di chúc hoặc di chúc không hợp pháp. Cụ thể theo Điều 676 Bộ luật Dân sự 2005, hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của ông A sẽ được hưởng phần bằng nhau, bao gồm vợ là bà B, các con là M, N, C. Di sản của ông A sẽ chia đều thành 04 phần bằng nhau, mỗi người sẽ được hưởng một phần bằng nhau và bằng 52,5 triệu đồng.