Ở bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Nguyễn Đình Chiểu đã biểu hiện một cái nhìn mới mẻ, tiến bộ về người nông dân so với văn học trung đại. Theo em, điều đó thể hiện ở những điểm nào?
Ở bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Nguyễn Đình Chiểu đã biểu hiện một cái nhìn mới mẻ, tiến bộ về người nông dân so với văn học trung đại. Theo em, điều đó thể hiện ở những điểm nào?
Anh Nói Yêu Em Được Không - Single MinZ Mặt Đất February 11, 2023
Dưới thời nhà Nguyễn, đây là Cung Dục Đức khi ngài đang còn là một hoàng tử sắp kế ngôi. Từ sau khi vua Tự Đức băng hà, nơi đây trở thành Phủ Phụ Chính – là một Hội đồng gồm một số Hoàng Thân, Quốc Thích hoặc Huân Nghiệp Đại Thần có uy quyền thay mặt vua, tạm thời điều hành đất nước… Dưới triều Thành Thái, chỗ này được đổi thành trường học mà các hoàng tử đến đây để học các khoa học phương Tây – gọi là nhà Tôn học. Rồi sau đó trở thành nơi làm việc chính thức của vị Thượng Thư Bộ Học, gọi là Học Bộ Thượng Thư đường.
Hiện nay, không gian này là nơi giới thiệu các tư liệu về Lục Bộ Triều Nguyễn đồng thời là nơi trưng bày & giới thiệu các sản phẩm Ngự Trà, Ngự Tửu được phục dựng và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống Huế.
Vào năm 1879, vua Tự Đức cho xây dựng Chánh Mông Đường (nơi dành cho vua con Đồng Khánh khi còn nhỏ học tập). Năm 1881, vua Tự Đức cho xây dựng Dục Đức Đường. Đến thời vua Thành Thái cho đổi thành nhà Tôn học. Rồi sau đó là nơi làm việc của Thượng thư bộ Học, và cuối cùng là văn phòng của Phủ phụ chính đại thần.
Lục Bộ đóng vai trò cực kỳ quan trọng, gắn liền với sự hình thành, phát triển và suy tàn của chế độ phong kiến nhà Nguyễn. Lục Bộ, bao gồm:
+ Bộ Lại: có nhiệm vụ quản lý quan lại thuộc ban Văn, có nhiệm vụ bổ dụng, thuyên chuyển, thăng thưởng, khảo sát, phong tước, phong tặng… tương đương Bộ Nội vụ ngày nay.
+ Bộ Lễ: Bộ chuyên trách về nghi lễ, giáo dục, ngoại giao.
+ Bộ Hộ: đảm trách công việc tài chánh, thuế khóa, ruộng đất, tiền tệ, kho tàng, lương thực, hóa vật v.v. tương đương Bộ Tài chính ngày nay.
+ Bộ Binh: giữ việc binh nhung, quân cấm vệ, xe ngựa, đồ nghí trượng, khí giới, giữ việc biên giới, lính thú, nhà trạm, phố xá, nơi hiểm yếu, việc khẩn cấp, tuyển dụng chức võ, tương đương với bộ Quốc Phòng.
+ Bộ Hình: giữ việc luật lệnh, hình phạt án tù, ngục tụng và xét xử người phạm tội ngũ hình, tương đương với bộ Luật.
+ Bộ Công: chuyên trách xây dựng cung điện, thành trì, lăng tẩm; chế tạo tàu thuyền, xe cộ, mua sắm nguyên vật liệu… tương đương Bộ Xây dựng ngày nay.
KHÔNG GIAN VĂN HÓA LỤC BỘ thuộc quần thể Di Tích Cố Đô Huế đã khai trương vào ngày 27 tháng 11 năm 2015. Tại đây có các hoạt động văn hóa diễn ra, bao gồm:
1. Giới thiệu Văn hóa HuếTrưng bày và giới thiệu các sản phẩm truyền thống Huế như Mây tre đan, hàng lưu niệm cung đình, Diều Huế, Hoa giấy Thanh Tiên, Nón bài thơ, Thư pháp, lò nấu rượu Làng Chuồn, Tranh Gương Xứ Huế và các sản phẩm handmade.
2. Ngự phẩm Cung đình NguyễnTrưng bày, giới thiệu và bán các sản phẩm Ngự Trà – Ngự Tửu cung đình triều Nguyễn, với các sản phẩm đặc sắc như Tịnh Tâm Liên Hoa Ngự Trà, Hoàng Triều Ngự Tửu…
3. Trải nghiệm du lịch Nghề truyền thống Huế Du khách có thể cùng các nghệ nhân tự tay mình làm ra các sản phẩm truyền thống Huế: Làm hoa giấy Thanh Tiên
Giới thiệu và thưởng thức một số loại Ngự trà Cung đình Nguyễn như Tịnh Tâm Liên Hoa Ngự Trà, Thượng Viện Ngự Trà…
5. Đặc sản Cố đô HuếTrưng bày và bán các loại mứt, bánh đặc sản Huế. KHÔNG GIAN VĂN HÓA LỤC BỘ thực sự là không gian văn hóa thu nhỏ, đậm đà bản sắc xứ Huế, là điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước.Chi tiết xin liên hệ:
Facebook: https://www.facebook.com/LucBo.hue
BHXH TP. Hà Nội trả lời vấn đề này như sau:
Đơn vị căn cứ điểm 2.1, 2.2, 2.2 khoản 2 điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của BHXH Việt Nam quy định: Từ ngày 1/1/2016 đến ngày 31/12/2017, tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương và phụ cấp lương theo quy định tại Khoản 1 và Điểm a Khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16/11/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều về hợp đồng lao động, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/1/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động.
Phụ cấp lương theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH là các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ như phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự.
Từ ngày 1/1/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương, phụ cấp lương theo quy định tại Điểm 2.1 Khoản này và các khoản bổ sung khác theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH.
Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật Lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động theo Khoản 11 Điều 4 của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP.