Môn Sinh Hoạt Công Dân

Môn Sinh Hoạt Công Dân

Hoạt động sinh hoạt chuyên môn là hoạt động thường xuyên diễn ra tại trường tiểu học Thạch Bàn B. Các buổi sinh hoạt chuyên môn được coi là những buổi tập huấn nhỏ nhằm bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ cho giáo viên và luôn được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả. Trong các nhà trường nói chung, trường tiểu học Thạch Bàn B nói riêng, hoạt động chuyên môn là hoạt động chủ yếu thực hiện Chương trình, kế hoạch giáo dục; Đổi mới phương pháp dạy học; Đổi mới kiểm tra đánh giá, … theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Như chúng ta đã biết, mọi hoạt động trong nhà trường đều nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy học. Để đáp ứng yêu cầu giảng dạy và giáo dục trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, những năm gần đây, ngành GD&ĐT đã chú trọng đổi mới công tác quản lý, đổi mới phương pháp dạy học theo mô hình trường học mới nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Dạy học theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh, điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp đặc điểm tâm sinh lí học sinh tiểu học; tăng cường giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và trong quản lí. Trong đó, đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt của các tổ chuyên môn cũng luôn được coi trọng, được tổ chức thực hiện và duy trì thường xuyên. Hoạt động sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn luôn được BGH nhà trường quan tâm, coi đó là một hoạt động nhằm bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, năng lực sư phạm cho giáo viên; góp phần tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình giảng dạy. Mặt khác, sinh hoạt chuyên môn còn tạo điều kiện cho giáo viên giữa các tổ giao lưu học tập lẫn nhau, trao đổi kinh nghiệm về những cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả nhằm góp phần đẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy tốt - Học tốt”, đồng thời qua đó tạo được sự thống nhất trong thực hiện quy chế chuyên môn, nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường.  Theo lịch công tác, chiều ngày 13,14,15/2/2023 các tổ khối 1,2,3 đã lần lượt tiến hành họp Sinh hoạt chuyên môn. Đến dự các buổi họp đều có 3 đồng chí trong Ban giám hiệu nhà trường và đầy đủ các thành viên của tổ khối.           Dưới sự chỉ đạo của các đồng chí tổ trưởng chuyên môn, nội dung sinh hoạt được thực hiện đầy đủ, đảm bảo hiệu quả; các thành viên trong tổ sôi nổi trao đổi, thảo luận ý kiến về những nội dung:

Hoạt động sinh hoạt chuyên môn là hoạt động thường xuyên diễn ra tại trường tiểu học Thạch Bàn B. Các buổi sinh hoạt chuyên môn được coi là những buổi tập huấn nhỏ nhằm bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ cho giáo viên và luôn được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả. Trong các nhà trường nói chung, trường tiểu học Thạch Bàn B nói riêng, hoạt động chuyên môn là hoạt động chủ yếu thực hiện Chương trình, kế hoạch giáo dục; Đổi mới phương pháp dạy học; Đổi mới kiểm tra đánh giá, … theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Như chúng ta đã biết, mọi hoạt động trong nhà trường đều nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy học. Để đáp ứng yêu cầu giảng dạy và giáo dục trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, những năm gần đây, ngành GD&ĐT đã chú trọng đổi mới công tác quản lý, đổi mới phương pháp dạy học theo mô hình trường học mới nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Dạy học theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh, điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp đặc điểm tâm sinh lí học sinh tiểu học; tăng cường giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và trong quản lí. Trong đó, đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt của các tổ chuyên môn cũng luôn được coi trọng, được tổ chức thực hiện và duy trì thường xuyên. Hoạt động sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn luôn được BGH nhà trường quan tâm, coi đó là một hoạt động nhằm bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, năng lực sư phạm cho giáo viên; góp phần tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình giảng dạy. Mặt khác, sinh hoạt chuyên môn còn tạo điều kiện cho giáo viên giữa các tổ giao lưu học tập lẫn nhau, trao đổi kinh nghiệm về những cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả nhằm góp phần đẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy tốt - Học tốt”, đồng thời qua đó tạo được sự thống nhất trong thực hiện quy chế chuyên môn, nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường.  Theo lịch công tác, chiều ngày 13,14,15/2/2023 các tổ khối 1,2,3 đã lần lượt tiến hành họp Sinh hoạt chuyên môn. Đến dự các buổi họp đều có 3 đồng chí trong Ban giám hiệu nhà trường và đầy đủ các thành viên của tổ khối.           Dưới sự chỉ đạo của các đồng chí tổ trưởng chuyên môn, nội dung sinh hoạt được thực hiện đầy đủ, đảm bảo hiệu quả; các thành viên trong tổ sôi nổi trao đổi, thảo luận ý kiến về những nội dung:

Lịch học Tuần Sinh hoạt - Công dân năm học 2024-2025 dành cho sinh viên DH22

Công đoàn TH Đức Châu Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt namTổ nữ công Độc lập - Tự do - Hạnh phúc(Trích sao)Biên bản sinh hoạt nữ côngKhai mạc : Hồi 14 giờ ngày 08 tháng 9 năm 2007Địa điểm: Trường TH Đức ChâuThành phần tham dự: Toàn thể chị em trong trườngNội dung sinh hoạt:I. Sơ kết công tác trong hè - Tất cả chị em trả phép đúng qui định - Thực hiện trực hè và lao động trong hè đúng qui định - Tham gia chuyên đề hè đầy đủII. Triển khai công tác tháng 9: - định nề nếp, sinh hoạt và học tập trong toàn trường - Lao động phong quang trường lớp sạch sẽ - Họp ban nữ công để họp bàn phương hướng hoạt động nữ công năm học 2007- 2008 - Họp ban cha mẹ học sinh đầu năm để triển khai đồng bộ sách vở cho học sinh - Lao động , tôn tạo bồn hoa, cây cảnh, cải tạo khuôn viên trong trường - Chị em đề ra các chỉ tiêu phấn đấu cho từng cá nhân, từng tập thể trong trường - Chuẩn bị tốt cho cuộc đại hội chi bộ, hội nghi cán bộ công chức và Công đoàn - Bầu ban chấp hành Công đoàn mới - Chị em cố gắng tự làm thêm đồ dùng dạy học, dự giờ , góp ý nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy - Triển khai thu các khoản đóng đậu do nhà trường và hội đồng nhân dân xã đề ra - Tham gia đầy đủ các đợt chuyên đề - Làm tốt hồ sơ đồng bộ cho học sinh - Chị em có phương án chống lũ lụt - Triển khai và luyện tập đội bóng chuyền nữ Cuộc họp kết thúc hồi 16 giờ 30 cùng ngày Chủ toạ Thư ký Hồ Thị Hương Nguyễn Thị HàCông đoàn TH Đức Châu Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt namTổ nữ công Độc lập - Tự do - Hạnh phúc(Trích sao)Biên bản sinh hoạt nữ côngKhai mạc : Hồi 13 giờ ngày 17 tháng 10 năm 2007Địa điểm: Trường TH Đức ChâuThành phần tham dự: Toàn thể chị em trong trườngNội dung sinh hoạt:I. Tổng kết công tác tháng 9: - Nề nếp học tập sinh hoạt của học sinh đi vào ổn định - Triển khai đồng bộ sách vở cho học sinh - Đề ra các cỉ tiêu cụ thể cho tong cá nhân trong năm học - Phòng chống lũ lụt tốt - Tham gia đầy đủ các đợt chuyên đề II. Triển khai công tác tháng 10: - Tiến hành hội nghị công chức và Đại hội Công đoàn nhiệm kỳ 2007- 2010 và hoàn thành các đại hội trong tháng 10 - Tổ có kế hoạch lập thành tích sôi nổi chào mừng ngày lễ lớn 15/10 và 20/10- Tổ chức dạy bù lũ lụt chương trình- Chị em đăng ký thao giảng 15/10 ( mỗi đồng chí 1 tiết) và thao giảng 20/10 ( mỗi đồng chí 1 tiết)Chiều thứ 2 hàng tuần chuyên đề giảng dạy theo phương pháp mới cho từng tổChiều thứ 4 hàng tuần bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếuHọp tổ nữ công bàn công tác

Bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trực tiếp làm công tác giảng dạy tại các trường mầm non luôn là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, được các trường mầm non quan tâm thực hiện, với các nội dung và hình thức  phong phú. Trong các hình thức bồi dưỡng chuyên môn, sinh hoạt chuyên môn là một hoạt động được thực hiện thường xuyên, góp phần nâng cao kiến thức và kỹ năng cho giáo viên mầm non, được trường quan tâm thực hiện có hiệu quả, góp phần nâng cao nhận thức, kỹ năng cho toàn thể đội ngũ giáo viên nhà trường, đáp ứng nhu cầu chăm sóc giáo dục trẻ trong giai đoạn đổi mới giáo dục hiện nay.

1 Nhận thức: phân tích được vai trò của sinh hoạt chuyên môn ở cơ sở giáo dục mầm non đối với việc phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên mầm non.

II. Kỹ năng: vận dụng kiến thức được trang bị vào đánh giá hiệu qủa các hoạt động sinh hoạt chuyên môn ở cơ sở giáo dục mầm non.

III.Thái độ: đề xuất biện pháp đổi mới, nâng cao hiệu quả sinh hoạt chuyên môn ở cơ sở giáo dục mầm non.

Mục đích, vai trò của sinh hoạt chuyên môn ở cơ sở giáo dục mầm non.

Nội dung, các hình thức và phương pháp sinh hoạt chuyên môn ở cơ sở giáo dục mầm non.

Hướng dẫn đổi mới, nâng cao hiệu quả sinh hoạt chuyên môn ở cơ sở giáo dục mầm non.

Mục đích, vai trò của sinh hoạt chuyên môn ở cở sở giáo dục mầm non

* Đặc điểm tâm lý của trẻ lứa tuổi mầm non

- Trẻ tò mò khám phá thế giới xung quanh: Nhận thức của trẻ được hình thành nên trẻ bắt đầu quan sát và khám phá các vật xung quanh mình. Trẻ thích các trò chơi như nghịch nước, ném bóng, đồ chơi, nếm thử mùi vị của đồ ăn

- Trẻ bắt đầu giao tiếp và học theo: Giao tiếp là một trong những đặc điểm tâm lý trẻ mầm non. Ở độ tuổi này, trẻ bắt đầu hình thành khả năng giao tiếp và hào hứng với việc giao và giáo viên để học theo. Là giáo viên mầm non, các bạn nên chú ý trong ngôn từ giao tiếp trên lớp sao cho chuẩn mực sư phạm, tránh sử dụng tiếng địa phương tránh gây nhiễu loạn ngôn ngữ của trẻ.

- Trẻ thích được yêu thương: Các em bắt đầu tiếp xúc với thế giới bên ngoài nên đặc điểm tâm lý trẻ mầm non trong giai đoạn này là sợ hãi và cần sự yêu thương của gia đình, giáo viên và mọi người xung quanh. Khi trẻ sợ hãi, giáo viên nên động viên, ai ủi trẻ, khi trẻ mắc sai lầm thì giáo viên cũng nên nhẹ nhàng phân tích để cho trẻ hiểu, tránh quát mắng làm các em hoảng sợ.

- Trẻ bắt đầu hình thành ý thức cá nhân:Tuy còn nhỏ nhưng ở giai đoạn mầm non, trẻ đã bắt đầu hình thành ý thức cá nhân của mình. Trẻ có thể tự đưa ra nhận xét khi xem một bộ phim hay nghe một bản nhạc hay. Ngoài ra, trẻ cũng rất chú ý đến những lời nhận xét của người khác dành cho mình.

Với đặc điểm tâm lý trẻ mầm non như vậy, giáo viên và cha mẹ nên quan sát và hỗ trợ trẻ trong quá trình hình thành ý thức, tránh cổ xúy cho những hành động sai hoặc chưa đúng của trẻ, tránh khen, chê, trách phạt trẻ trước mặt người khác để tránh làm trẻ thấy tự ti hoặc tự mãn về bản thân.

* Sinh hoạt chuyên môn ở cở sở giáo dục mầm non

- Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học là hoạt động giáo viên cùng nhau học tập từ thực tế việc học của trẻ tại lớp. Ở đó, giáo viên cùng nhau thiết kế hoạch bài học, cùng dự giờ quan sát, suy ngẫm và chia sẻ (tập trung chủ yếu vào việc học của trẻ) bài học. Đồng thời đưa ra những nhận xét về sự tác động của lời giảng, các câu hỏi, các nhiệm vụ học tập mà giáo viên đưa ra,... có ảnh hưởng đến việc học của trẻ. Việc tìm hiểu việc học của trẻ là để nhận diện được tình trạng học tập của mỗi trẻ khác nhau, những khó khăn, sai lầm và các yếu tố đang cản trở (hay thúc đẩy) việc học tập của trẻ và tìm ra cách thức để tác động phù hợp, hiệu quả hơn.Trên cơ sở đó, giáo viên được chia sẻ, học tập lẫn nhau, rút kinh nghiệm và điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học vào bài học hàng ngày một cách hiệu quả.

- Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học đảm bảo cơ hội học tập và phát triển cho mọi trẻ em mang lại ý nghĩa to lớn trong quá trình bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, đảm bảo cơ hội phát triển chuyên môn cho mọi giáo viên, góp phần xây dựng mỗi nhà trường trở thành cộng đồng học tập

- Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học không nhằm đánh giá, xếp loại giờ dạy mà ở đó giáo viên được khuyến khích học tập lẫn nhau, cùng nhau tìm nguyên nhân tại sao trẻ học, không học, trẻ có hứng thú, không có hứng thú với hoạt động của cô, đồng thời đề xuất các biện pháp để giúp tất cả trẻ học tập thực sự. Qua quá trình đó giáo viên sẽ có khả năng tự điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học một cách linh hoạt, phù hợp với đối tượng trẻ của lớp mình.

Nội dung, các hình thức và phương pháp sinh hoạt chuyên môn ở cơ sở giáo dục mầm non

Sinh hoạt chuyên môn ở cở sở giáo dục mầm non là một loại hình hoạt động cơ bản của nhà trường, nhằm tổ chức việc học tập, nâng cao năng lực chuyên môn của giáo viên tại nhà trường thông qua nghiên cứu cải tiến việc học của trẻ trong các hoạt động và bài học hằng ngày. Đây là một hoạt động bồi dưỡng tại trường, do chính giáo viên là người thực hiện bồi dưỡng, gắn lý thuyết với thực hành, nhằm giải quyết các vấn đề thực tiễn của nhà trường. - Bài học minh họa không dùng để đánh giá giáo viên, là nơi để các giáo viên học hỏi lẫn nhau từ thực tế lớp học; - Sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học tập trung vào việc xây dựng môi trường học tập giữa các giáo viên.

- Nghiên cứu việc học là cốt lõi của nghiên cứu bài học, ở đó giáo viên thảo luận: Điều gì đã xảy ra trong lớp học? Khi nào trẻ học? Khi nào trẻ không học được? Nguyên nhân dẫn tới điều đó? Giải pháp? - Đảm bảo việc học cho mọi trẻ. - Đảm bảo việc học cho mọi giáo viên -  Khuyến khích việc học cho cha mẹ, cộng đồng. - Đảm bảo cơ hội học tập và phát triển cho mọi trẻ em: Giúp mỗi trẻ đều được học và  học được những điều có ý nghĩa: Trẻ có được học không - đã học chưa? Học như thế nào? Việc học có ý nghĩa không? Vì sao? Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học đặt trọng tâm vào nghiên cứu cải thiện việc học của trẻ, gắn trực tiếp với diễn biến của hoạt động dạy và học trong mỗi bài học minh họa (là bài học/hoạt động cụ thể trong chương trình giáo dục của nhà trường, do giáo viên thực hiện với toàn bộ trẻ ở nhóm, lớp của mình). Điều này để nhấn mạnh về tính thực tế, chân thực của bài học được sử dụng trong sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học. Ở đây, tìm hiểu việc học của trẻ là để nhận diện được tình trạng học tập của mỗi trẻ, những khó khăn, sai lầm và các yếu tố đang cản trở (hay thúc đẩy) việc học tập của trẻ và tìm ra cách thức để tác động phù hợp, hiệu quả hơn. - Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học diễn ra liên tục qua các chu trình (gồm 4 bước) và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau: Bước 1: Chuẩn bị và thiết kế bài học minh họa: Bước này tập trung vào xây dựng kế hoạch cho buổi sinh hoạt chuyên môn và thiết kế bài học minh họa.  Bước 2: Thực hiện bài học minh họa và tiến hành dự giờ, quan sát diễn biến quá trình học tập của trẻ. Bước này tập trung vào việc thu thập những bằng chứng sinh động về việc trẻ học như thế nào.  Bước 3: Chia sẻ và suy ngẫm về diễn biến việc học của trẻ trong bài học minh họa. Bước này tập trung vào việc phân tích và suy ngẫm để lý giải cặn kẽ việc học của trẻ. Bước 4: Vận dụng những bài học thu được từ quan sát, trao đổi trong sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học vào bài học hằng ngày ở các nhóm, lớp khác nhau. Đây là bước đưa kết quả của sinh hoạt chuyên môn vào đời sống nhà trường và tiếp tục cho một chu trình sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học tiếp theo. - Bốn bước trong quy trình sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học được tổ chức để giáo viên nhà trường cùng thực hiện với nhau. Mỗi  bước đều mở ra những cơ hội để giáo viên cùng nhau hiểu rõ hơn về việc học của trẻ và những cách thức để dẫn dắt việc học của trẻ một cách hiệu quả. - Chất lượng sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học sẽ mang đến những thay đổi, phát triển không chỉ của giáo viên, trẻ mà đến toàn bộ đời sống của nhà trường. Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học là con đường để đưa giáo viên vào những tình huống sát thực về chuyên môn, kích thích sự chia sẻ và học hỏi những hiểu biết và kinh nghiệm của nhau, qua đó giáo viên ngày một phát triển và trưởng thành, mà kết quả tất yếu là chất lượng dạy học và giáo dục của nhà trường sẽ ngày càng được cải thiện hơn. Điểm khác biệt trong sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học là ở chỗ sự hiểu biết về việc học của trẻ được dựa trên những chứng cứ khách quan thu thập được ở một bài học minh họa cụ thể, cả những hành vi bên ngoài và những dấu hiệu về quá trình tư duy bên trong não của trẻ. Những hình ảnh về nét mặt, ánh  mắt, cử chỉ, lời nói, hành động, tư thế và quá trình thực hiện nhiệm vụ cùng những kết quả đạt được là những thông tin cần thiết để nhận diện một cách chính xác nhất về việc học của trẻ nào đó. Đó là nguồn dữ liệu cho những phân tích, thảo luận trong buổi chia sẻ sau dự giờ giữa các giáo viên về việc học của trẻ và cách khắc phục những vấn đề đã chỉ ra. Việc nhận ra được trẻ nào đang học hay đang không học, cách trẻ thực hiện các nhiệm vụ được giao, những sai lầm hay khó khăn trẻ gặp phải trong diễn biến một bài học cụ thể sẽ giúp giáo viên kết nối với hiệu quả của các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học được sử dụng trong tiến trình bài học. - Để đáp ứng nhu cầu xã hội hiện nay, người giáo viên cần phải luôn luôn rèn luyện đạo đức, tự học tập, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao khả năng sư phạm, đáp ứng nguyện vọng của phụ huynh, nhu cầu học tập của trẻ và yêu cầu đổi mới giáo dục đào tạo hiện nay.

Hướng dẫn đổi mới và nâng cao hiệu quả sinh hoạt chuyên môn ở cơ sở giáo dục mầm non

- Hoạt động sinh hoạt chuyên môn theo truyền thống trong những năm qua nhìn chung đã mang lại những hiệu quả to lớn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Từ việc nâng cao năng lực quản lý và năng lực hoạt động chuyên môn cho CBQL và GV trong nhà trường, giúp CBQL, GV MN đổi mới trong tư duy và sinh hoạt chuyên môn theo hướng tăng cường hình thức trải nghiệm trong tổ chức các hoạt động cho trẻ ở trường mầm non; Phát huy rõ nét tính tích cực của học sinh trong khám phá, lĩnh hội tri thức.

Tuy nhiên, sinh hoạt chuyên môn tại trường mầm non cũng không tránh khỏi 1 số hạn chế chung mà đa số các trường mầm non đều mắc phải, đó là:

+ Việc thực hiện sinh hoạt chuyên môn còn nặng về hình thức, thể hiện trên hồ sơ sổ sách, đảm bảo đủ số lượng buổi sinh hoạt theo quy định, chưa có sự đổi mới nâng cao chất lượng trong nội dung sinh hoạt.

+ Các hoạt động SHCM mang tính biểu diễn, làm mẫu, được tập duyệt nhiều lần trước khi cho giáo viên dự giờ, dẫn đến đa số trẻ mất đi sự hứng thú, tự nhiên trong hoạt động.

+ Giáo viên thường coi hoạt động tổ chức trong buổi SHCM là hoạt động mẫu, lý tưởng, ít có nội dung thảo luận, phản biện vấn đề đề tìm giải pháp ưu việt hơn.

+ Đôi khi, chính sự tham gia của những người dự giờ làm ảnh hưởng đến hoạt động của trẻ. Đa số giáo viên dự tập trung soi xét đánh giá hoạt động của người dạy, theo các khuôn mẫu nhất định, ít quan tâm đến quá trình hoạt động của trẻ và hiệu quả hoạt động trên trẻ.

Trong quá trình thực hiện, chúng tôi rút ra 1 số bài học kinh nghiệm như sau:

Thứ nhất: Đổi mới SHCM theo nghiên cứu bài học phải chú trọng từ việc thay đổi nhận thức, hành vi của các bên tham gia, từ CBQL chỉ đạo chuyên môn trong cách thức hướng dẫn giáo viên dạy, đến nhận thức của giáo viên dự giờ trong cách thức nhận xét đánh giá chất lượng giờ dạy, sau đó mới có thể thay đổi tư duy của người dạy SHCM, giúp người dạy SHCM tự tin trong thể hiện. Bên cạnh đó, cần tạo cơ hội cho tất cả giáo viên được tham gia dạy SHCM, bao gồm cả giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm, không chỉ tập trung ở 1 vài giáo viên khá tốt thường xuyên tam gia dạy.

- Thứ hai: Đổi mới sinh hoạt chuyên môn phải bắt đầu từ việc đổi mới về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động trong Kế hoạch sinh hoạt chuyên môn của trường, tổ chuyên môn:

+ Về nội dung, nội dung SHCM theo hướng NCBH cần đa dạng, phong phú, kế hợp hài hòa giữa lý thuyết và thực hành, lấy lý luận về hình thức, nội dung, phương pháp tổ chức các hoạt động trải nghiệm làm cơ sở lý luận cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục, đồng thời tăng cường các hoạt động thực hành làm minh chứng cho lý luận. Các nội dung đưa vào SHCM cần bắt nguồn từ nhu cầu của giáo viên, của học sinh chứ không chỉ là chỉ đạo một chiều theo mong muốn chủ quan của Ban giám hiệu nhà trường. Mặt khác, cần mở rộng nội dung sinh hoạt tới tất cả các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ như hoạt động ăn, ngủ, lao động, vệ sinh, vui chơi…, không gói gọn trong các hoạt động học ở trên lớp.

+ Về phương pháp, cần linh hoạt, tránh gò bó, khuôn mẫu, áp đặt giáo viên theo lối mòn. Khuyến khích giáo viên thử nghiệm những đề tài mới, phương pháp mới, trên những đồ dùng, thiết bị mới. Cần xác định hoạt động tổ chức trong buổi SHCM là hoạt động minh họa chứ không phải là hoạt động mẫu, lý tưởng, khuyến khích giáo viên trao đổi, thảo luận dân chủ để tìm ra những hướng đi đúng, những cách làm hay. Sinh hoạt chuyên môn cần phải thay đổi và đi vào chiều sâu như coi trọng sinh hoạt cho giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học, cập nhật và chia sẻ những kinh nghiệm về tổ chức các hoạt động dạy học, giải quyết các tình huống trong dạy học; kĩ năng dự giờ, đánh giá giờ dạy; Dành thời gian nhiều hơn cho việc phân tích, đánh giá và rút kinh nghiệm các giờ dạy đã được giáo viên trong tổ, nhóm chuyên môn dự giờ. Khi thảo luận cần quan tâm đến quá trình hoạt động của trẻ ra sao, thái độ của trẻ với hoạt động như thế nào, việc tác động của giáo viên tới hoạt động của trẻ có hợp lý hay không…chứ không chỉ quan tâm đến phương pháp tổ chức đặc trưng của từng hoạt động.

+ Về hình thức, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chuyên môn và nhà trường, để sinh hoạt chuyên môn các cấp tổ, trường…không bị chồng chéo về nội dung và thời gian tổ chức. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc bồi dưỡng chuyên môn. Chẳng hạn: lập hòm thư tổ/trường để cùng chia sẻ thông tin, hướng dẫn chia sẻ kinh nghiệm khai thác tài nguyên phục vụ bồi dưỡng chuyên môn trên mạng (violet, trang web của Bộ, Sở,...). Các buổi sinh hoạt chuyên môn nên giảm tính hành chính (họp hành, đánh giá, triển khai... có thể đưa lên hòm thư nội bộ hoặc dán/thông báo lên bảng tin), dành thời gian chia sẻ kinh nghiệm, lên chuyên đề,... tập trung tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho giáo viên trong chuyên môn.

- Thứ ba: Cần chú trọng bồi dưỡng năng lực tổ chức điều hành cho đội ngũ tổ trưởng những người chủ trì các buổi SHCM vì thực tế cho ta thấy buổi sinh hoạt chuyên môn thành công phụ thuộc rất nhiều vào khả năng và chuyên môn của người chủ trì. Tổ trưởng tổ chuyên môn phải nêu được vấn đề cần thảo luận, như vị trí, vai trò, các hình thức tăng cường hoạt động trải nghiệm cho trẻ, xây dựng môi trường hoạt động trải nghiệm cho trẻ, các tác động của giáo viên đối với hoạt động của trẻ thế nào là phù hợp và hiệu quả…, hướng giáo viên đến các tình huống có vấn đề và thống nhất quan điểm chung với vấn đề đưa ra thảo luận. Cần tăng cường quản lý chặt chẽ của BGH nhà trường tới các hoạt động sinh hoạt chuyên môn để định hướng, giúp đỡ tổ chuyên môn khi cần.

- Thứ tư: Cần xây dựng một nề nếp sinh hoạt chuyên môn ổn định, chất lượng. Trong đó, việc tổ chức các hoạt động sinh hoạt chuyên môn cần thường xuyên, đúng kế hoạch. Có sự điều chỉnh, bổ sung trong suốt năm học và năm sau để sinh hoạt chuyên môn hiệu quả và phong phú hơn.

Qua tổ chức thực hiện SHCM theo hình thức nghiên cứu bài học, cùng với việc triển khai có hiệu quả mô hình xây dựng môi trường GD lấy trẻ làm trung tâm, chất lượng đội ngũ giáo viên nói riêng, chất lượng CSGD trẻ của nhà trường nói chung đã có nhiều khởi sắc. Đa số giáo viên trong nhà trường đã mạnh dạn, tự tin hơn trong xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động. Các buổi SHCM của nhà trường không còn là những “màn biểu diễn điêu luyện” của 1 vài giáo viên cốt cán, mà thực sự là không gian cho tất cả giáo viên giao lưu, trao đổi, chia sẻ tri thức, góp phần hình thành nên một môi trường học tập tích cực tại nhà trường.