Mẫu Co Form Jv

Mẫu Co Form Jv

Công ty trên bill trùng với tên Exporter trên CO

Công ty trên bill trùng với tên Exporter trên CO

Trường hợp C/O mẫu E có nhiều mặt hàng, trong đó có mặt hàng không được hưởng ưu đãi

Điểm 3, điều 17, phụ lụ 2, Thông tư số 36/2010/TT-BCT ngày 15/11/2010 của Bộ Công Thương quy định: Trong trường hợp một C/O mẫu E có nhiều mặt hàng, việc vướng mắc đối với một mặt hàng sẽ không ảnh hưởng hoặc trì hoãn việc áp dụng thuế suất ưu đãi và thông quan hàng hóa đối với những mặt hàng còn lại trên C/O mẫu E. Điểm b khoản 1 Điều 18 có thể được áp dụng đối với những mặt hàng có vướng mắc.

Do đó, nếu trong lô hàng của bạn có nhiều mặt hàng trên C/O form E nhưng có mặt hàng không đủ điều kiện hưởng ưu đãi thuế thì không ảnh hưởng đến các mặt hàng khác. Điều 28 Thông tư 12/2019/TT-BCT ngày 30 tháng 7 năm 2019

Một số sai sót hay gặp với CO mẫu E

Trên đây là một vài sai sót nghiêm trọng, dễ bị hải quan bác bỏ hoặc chuyển đi xác minh CO. Còn những lỗi khác nữa, tôi sẽ bổ sung dần. Bạn nên lưu ý khi kiểm tra chứng từ.

Ngoài những lỗi nặng, vẫn có những sai sót nhỏ, không ảnh hưởng đến xuất xứ nên hải quan có thể bỏ qua. Quy định cụ thể trong Điều 26 – Thông tư 38/2015/TT-BTC.

TỔNG KẾT CHỦ HÀNG NHẬP KHẨU LƯU Ý NHỮNG ĐIỂM SAU:

CO form JV AJ cấp sau 1 ngày có đóng dấu ISSUED RETROACTIVELY

CO form JV và AJ cấp sau 1 ngày hoặc không quá 3 ngày kể từ ngày tàu chạy nhưng có đóng dấu Issued Retroactively có được xem xét chấp nhận hay không? Vì theo quy định, sau 3 ngày mới đóng dấu.

Đây là câu hỏi được 1 số công ty thắc mắc.

Vào năm 2014, theo công văn Số: 340/XNK-XXHH có giải trình ý kiến của Bộ Công Thương với tổng cục Hải quan về việc form AJ có tích Issued Retroactively trong 3 ngày.

” Trong Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP), Việt Nam và các nước ASEAN đều đã thống nhất chấp nhận các C/O mẫu AJ được phát hành trong vòng 3 ngày kể từ ngày giao hàng, có đánh dấu cấp sau tương tự như trên”

Thêm vào đó, Tổng cục hải quan đã có công văn số 6315/TCHQ-GSQL giải đáp vấn đề này.

V/v Vướng mắc C/O mẫu JV cấp sau

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Hà Nội, ngày 26 tháng 10 năm 2018

Kính gửi: Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Nhật Hoa

(Địa chỉ: Thôn Ngọc Đà, xã Tân Quang, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên)

Tổng cục Hải quan nhận được công văn số 9869/VPCP-ĐMDN ngày 10/10/2018 của Văn phòng Chính phủ gửi kèm theo văn bản kiến nghị của Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Nhật Hoa về việc hướng dẫn vướng mắc C/O form JV cấp sau, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:

1/ Điểm c, khoản 2.3 công văn số 8382/TCHQ-GSQL ngày 25/12/2017 của Tổng cục Hải quan gửi Cục Hải quan các tỉnh, thành phố đã nêu “Theo hướng dẫn khai báo thông tin thì các trường hợp hóa đơn thương mại do bên thứ ba phát hành, C/O giáp lưng, C/O cấp sau,… khai báo bằng cách đánh dấu trên ô tương ứng (hoặc khai báo dòng chữ “issued retroactively” đối với C/O cấp sau trong một số mẫu C/O”

2/ Đối với việc thể hiện cấp sau của CO mẫu JV: Trong quá trình thực thi Hiệp định VJEPA nhằm tạo thuận lợi thương mại thì việc C/O mẫu JV được cấp sau ngày giao hàng và trong khoảng thời gian 03 ngày lấy ngày giao hàng làm mốc tính, có thể hiện “Issued Retroactively” vẫn được chấp nhận.

Tổng cục Hải quan trả lời để Công ty được biết./.

Vậy với CO form JV cấp sau trong vòng 3 ngày làm việc có đóng dấu issued retroactively, doanh nghiệp sẽ vẫn được xem xét chấp nhận và hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu.

*************************************************************************

CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN VẬN TẢI VÀNG

Địa chỉ ĐKKD và VP tại Hà Nội : Tầng 3, B17/D21 Khu đô thị mới Cầu Giấy (số 7, ngõ 82 Phố Dịch Vọng Hậu) , Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Địa chỉ VP tại Hải Phòng: Tầng 5, tòa nhà TTC, 630 Lê Thánh Tông, Hải Phòng, Việt Nam

Địa chỉ VP tại Hồ Chí Minh: Tầng 4, tòa nhà Vietphone Office, 64 Võ Thị Sáu Yên Thế, Phường Tân Định, Quận 1, TP HCM

Địa chỉ VP tại Móng Cái: Số nhà 85, phố 5/8, Phường Kalong, TP Móng Cái, Quảng Ninh.

Điện thoại: +84. 243 200 8555 Website: www.goldtrans.com.vn | dichvuhaiquan.com.vn Email: [email protected]

Hotline: Mr. Hà 0985774289– Mr. Đức 0867776886

CO cấp say 3 ngày tàu chạy, CO form JV cấp sau, form JV isssued retroactively

CO form E là Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu E, phát hành theo Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN – Trung Quốc (ACFTA), xác nhận hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ từ nước thành viên của hiệp định này.

Hàng nhập khẩu về Việt Nam mà dùng CO mẫu E thường là có nguồn gốc Trung Quốc.

Mục đích của mẫu CO form E hợp lệ là để xác nhận xuất xứ của hàng hóa, từ đó mà xem lô hàng có được hưởng mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt hay không (thường được giảm thuế). Cụ thể mức thuế nhập khẩu sẽ theo từng loại hàng cụ thể, căn cứ vào mã HS Code.

Hình dưới là ảnh mẫu CO form E hợp lệ, bạn có thể nhấp chuột phải để download.

Tương tự như vậy với hàng xuất khẩu, CO mẫu này xác nhận hàng có xuất xứ từ Việt Nam hoặc ASEAN, nhờ đó người nhập khẩu Trung Quốc cũng được hưởng ưu đãi tương ứng tại nước họ.

Hiện quy định về CO form E được có trong nhiều văn bản pháp luật. Ở đây, tôi tổng hợp một số văn bản quan trọng và phổ biến, mà chúng tôi hay sử dụng trong quá trình làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu cho khách hàng:

Tiếp theo là một số công văn giải đáp các vướng mắc liên quan đến C/O mẫu E, có kèm nội dung chính tôi tóm tắt ngay sau đó để bạn tiện tra cứu tham khảo:

Ngoài việc nắm được các quy định trên đây, khi thao tác với những lô hàng có Form E, hẳn là sẽ có lúc bạn thắc mắc về nội dung nào đó có ý nghĩa như thế nào.

Dưới đây là từng nội dung cụ thể trong 13 ô trên Form E. Tôi sẽ điểm qua lại nội dung chính, và lưu ý những điểm quan trọng mà người làm thực tế hay gặp phải.

Bạn có thể xem chi tiết trong Phụ lục 4 Thông tư 36.

Trước hết ở góc phải phía trên Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu này phải có những thông tin tham chiếu quan trọng:

Ô số 1: Thông tin nhà xuất khẩu: tên công ty, địa chỉ. Thường là người bán hàng trên Invoice, trừ trường hợp hóa đơn bên thứ 3 (thì trên ô này là tên công ty sản xuất).

Ô số 2: Thông tin người nhận hàng (nhà nhập khẩu)

Ô số 3: Tên phương tiện vận tải và tuyến đường. Có 4 nội dung chính

Ô số 4: dành cho cơ quan cấp CO, doanh nghiệp không cần quan tâm nhiều đến ô này

Ô số 5 & 6: không quan trọng lắm

Ô số 7: Số lượng, chủng loại bao gói, mô tả hàng hóa (gồm cả lượng hàng và mã HS nước nhập khẩu).

Tiêu chí xuất xứ form E khá quan trọng, vì có thể ảnh hưởng đến tính hợp lệ của chứng từ này. Nó cho biết tỉ lệ bao nhiêu phần trăm giá trị hàng hóa được sản xuất tại nước cấp CO.

Lưu ý: giá trị hàm lượng xuất xứ dưới 40% thì coi như không có xuất xứ.

Ô số 9: Trọng lượng toàn bộ (hoặc lượng khác) và giá trị FOB. Ô này ý nghĩa tương đối rõ ràng. Chỉ lưu ý giá trị trong ô này là FOB, do đó nếu trên hóa đơn ghi giá trị theo điều kiện khác, chẳng hạn ExWork, CIF… thì không được lấy ngay vào ô số 9 này, mà phải điều chỉnh cộng trừ chi phí để xác định đúng giá trị FOB rồi mới ghi vào ô này. Tôi đã thấy nhiều CO vẫn giữ nguyên giá CIF hoặc ExW đưa vào ô này, và bị trục trặc khi làm thủ tục nhập khẩu.

Ô số 10: Số và ngày Invoice, chính là số liệu lấy từ Invoice, lưu ý kiểm tra kỹ lưỡng, tránh sai sót, nhầm lẫn.

Ô số 11: tên nước xuất khẩu (vd: CHINA), nhập khẩu (VIETNAM), địa điểm và ngày xin CO, cùng với dấu của công ty xin CO.

Mặc dù nội dung trong ô này ít khi bị sai, nhưng cũng không phải là không thể. Chính tôi đã gặp trường hợp 1 lô hàng nhập mà ô 11 để sai tên nước nhập khẩu là INDONESIA thay vì VIETNAM. Có lẽ do đã copy/paste sai trong khâu chứng từ chăng?!

Ô số 12: Xác nhận Chữ ký của người được ủy quyền, dấu của tổ chức cấp CO, địa điểm và ngày cấp. Với hàng từ Trung Quốc, chữ ký tiếng Hoa có nét tượng hình, không dịch ra phiên âm được. Cán bộ hải quan sẽ đối chiếu với chữ ký trong cơ sở dữ liệu của họ.

Lưu ý: trên dấu của Trung Quốc lại có chữ FORM A thay vì FORM E. Nhưng điều này là hợp lệ, vì đã có quy định … chấp nhận.

Ô số 13: Một số lựa chọn, tick vào ô tương ứng nếu thuộc trường hợp đó

Đây là trường hợp mà CO có hóa đơn được phát hành bởi bên thứ 3, còn gọi là CO form E third party invoicing.

Để đáp ứng được trường hợp này, trên CO phải có 4 điều kiện:

Ví dụ: Công ty Vinaexim của Việt Nam nhập khẩu lô hàng từ Samex của Hàn Quốc, nhưng CO do nhà sản xuất Sinoman của Trung Quốc xin cấp. Như vậy, CO này được xem là hợp lệ nếu:

Lý thuyết cũng khá đơn giản, cứ đủ tiêu chí là được xem là trường hợp C/O mẫu E có hóa đơn bên thứ 3 hợp lệ.

Cơ bản là như thế, nhưng trên thực tế có khá nhiều trường hợp phát sinh, chẳng hạn: