Khấu Trừ Thuế Vat Là Gì

Khấu Trừ Thuế Vat Là Gì

Thuế VAT hay còn gọi là thuế giá trị gia tăng (GTGT) là loại thuế phát sinh thường gặp khi bạn mua sản phẩm hoặc sử dụng bất kỳ dịch vụ nào đó. Vậy thuế VAT và quy định xuất thuế VAT (GTGT) khi mua hàng là gì? Hãy cùng Vender tìm hiểu những thông tin về thuế giá trị gia tăng (VAT) mà bạn cần biết trong bài viết dưới đây nhé!

Thuế VAT hay còn gọi là thuế giá trị gia tăng (GTGT) là loại thuế phát sinh thường gặp khi bạn mua sản phẩm hoặc sử dụng bất kỳ dịch vụ nào đó. Vậy thuế VAT và quy định xuất thuế VAT (GTGT) khi mua hàng là gì? Hãy cùng Vender tìm hiểu những thông tin về thuế giá trị gia tăng (VAT) mà bạn cần biết trong bài viết dưới đây nhé!

Tài khoản 133 hạch toán thuế GTGT đầu vào

Đối với hạch toán thuế GTGT đầu vào, kế toán sử dụng TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ. Theo quy định tại Khoản 1, Điều 19, Thông tư 200/2014/TT-BTC, khi hạch toán TK 133, kế toán cần tuân thủ nguyên tắc: - TK 133 ghi nhận số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ trong kỳ. - Hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ, trường hợp không tính riêng thì phải thể hiện số thuế đầu vào trong TK 133. - Cuối kỳ, kế toán phải xác định số thuế GTGT được khấu trừ và không được khấu trừ theo quy định. Thuế đầu vào không được khấu trừ tùy trường hợp được tính vào giá trị tài sản mua, giá vốn hàng bán hoặc chi phí sản xuất, kinh doanh. Kết cấu và nội dung TK 133: - Bên Nợ: Số thuế GTGT được khấu trừ. - Bên Có: + Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ. + Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ. + Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa mua vào nhưng đã trả lại, được giảm giá. + Số thuế GTGT đầu vào đã được hoàn lại. Tài khoản 133 có 2 tài khoản cấp 2: - TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ, vật tư mua ngoài dùng vào sản xuất, kinh doanh. - TK 1332: Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phát sinh khi mua sắm bất động sản đầu tư. >> Tham khảo: Hướng dẫn cách kê khai thuế GTGT nhanh chóng.

Sử dụng TK 133 và TK 3331 để hạch toán thuế VAT.

Hạch toán thuế GTGT đầu ra

Bút toán hạch toán thuế GTGT đầu ra sử dụng tài khoản 3331, căn cứ vào hóa đơn đầu ra, kế toán ghi: - Nợ TK 111, 112, 131: Tổng giá thanh toán. - Có TK 511, 515, 711: Giá chưa có thuế GTGT. - Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp.

Trường hợp chậm nộp thuế GTGT và bị phạt

Khi nhận quyết định, thông báo nộp phạt, kế toán ghi: - Nợ TK 811: Chi phí khác. - Có TK 3339: Phí, lệ phí và các khoản phải nộp. Khi nộp phạt, kế toán ghi: - Nợ TK 3339: Phí, lệ phí và các khoản phải nộp. - Có TK 111, 112. >> Tham khảo: Đối tượng chịu thuế và người nộp thuế theo Luật thuế GTGT.

Hạch toán thuế GTGT hàng xuất khẩu

Kế toán thuế xuất khẩu phải nộp khi bán hàng hóa, dịch vụ: - Trường hợp tách được ngay thuế xuất khẩu phải nộp tại thời điểm giao dịch phát sinh, kế toán ghi: + Nợ TK 111, 112, 131: Tổng giá thanh toán. + Có TK 511: Doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ. + Có TK 3333: Thuế xuất nhập khẩu. - Trường hợp không tách được ngay thuế xuất khẩu phải nộp tại thời điểm giao dịch phát sinh, kế toán ghi: + Nợ TK 511: Doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ. + Có TK 3333: Thuế xuất nhập khẩu. - Khi nộp tiền thuế xuất khẩu vào ngân sách nhà nước: + Nợ TK 3333: Thuế xuất nhập khẩu. + Có TK 111, 112,... - Trường hợp xuất khẩu ủy thác: + Khi bán hàng hóa, dịch vụ chịu thuế xuất khẩu, kế toán phản ánh bút toán như trên. + Khi nhận được chứng từ nộp thuế vào ngân sách nhà nước của bên nhận ủy thác, kế toán bên giao ủy thác lên bút toán phản ánh giảm nghĩa vụ với ngân sách nhà nước về thuế xuất khẩu:

Bên nhận ủy thác không phản ánh số thuế xuất khẩu phải nộp như bên giao ủy thác, chỉ ghi nhận số tiền đã nộp thuế cho bên giao ủy thác: + Nợ TK 138: Phải thu khác. + Nợ TK 3388: Phải trả khác. + Có TK 111, 112.

Hạch toán thuế GTGT đầu vào được hoàn

Thuế GTGT đầu vào được hoàn do thuế đầu vào lớn hơn đầu ra, kế toán hạch toán: - Nợ TK 111, 112. - Có TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ.

Hạch toán thuế GTGT cuối kỳ

Cuối kỳ, kế toán cần xác định số thuế GTGT được khấu trừ với số thuế GTGT đầu ra trong kỳ, ghi: - Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp. - Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ. Lưu ý: Tùy theo doanh nghiệp đang áp dụng kê khai thuế kỳ theo tháng hay theo quý, kế toán cũng cần kết chuyển đầu ra - đầu vào theo tháng hoặc theo quý. Nguyên tắc thực hiện bút toán kết chuyển thuế GTGT cuối kỳ là lấy theo số nhỏ hơn. Các bước như sau: Bước 1: Tập hợp hết số thuế GTGT đầu vào:

Như vậy: Tổng 133 = 133 dư nợ (Nếu có) + 133 phát sinh tăng trong kỳ - 133 phát sinh giảm trong kỳ (Nếu có). Bước 2: Tập hợp tổng số thuế GTGT đầu ra phát sinh trong kỳ:

Như vậy: Tổng 3331 = 3331 phát sinh tăng - 3331 phát sinh giảm (nếu có). Bước 3: So sánh giữa Tổng 133 và Tổng 3331 Sau khi so sánh, giá trị của tài khoản nào nhỏ hơn thì kế toán đưa giá trị đó vào bút toán: - Nợ TK 3331: Thuế GTGT phải nộp. - Có TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ. Lưu ý: Kế toán cần so sánh đối chiếu với tờ khai thuế GTGT:

Thuế VAT - Thuế giá trị gia tăng là gì

Thuế giá trị gia tăng hay còn gọi là VAT (Value-Added Tax) là một dạng thuế thương vụ và là một loại thuế gián thu được đánh vào người tiêu dùng cuối cùng. Và được tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Người tiêu dùng của sản phẩm hàng hóa và dịch vụ sẽ phải chịu mức thuế theo quy định từng loại hàng hóa khác nhau, có thể là 0%, 5%, 10% hoặc được miễn thuế.

Tất cả hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam đều là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng. Ngoại trừ các đối tượng quy định tại Điều 5 của Luật số 13/2008/QH12 được ban hành năm 2018 về Luật thuế giá trị gia tăng.

Người nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng.

Luật thuế GTGT quy định 4 mức thuế suất thuế giá trị gia tăng đang được áp dụng hiện nay là: 0%, 5%, 10% và miễn thuế.

Miễn thuế - Không kê khai thuế: Những đối tượng hàng hóa, dịch vụ sau đây thuộc nhóm đối không chịu thuế.Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác.Những loại vật tư, hàng hoá dùng cho các lĩnh vực như: Khuyến khích sản xuất nông nghiệp phát triển; hỗ trợ tư liệu sản xuất trong nước không sản xuất được; dịch vụ liên quan thiết thực, trực tiếp đến cuộc sống người dân và không mang tính kinh doanh.

(Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC)

Mức thuế 0%: được áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu; hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài và ở trong khu phi thuế quan; vận tải quốc tế; hàng hóa, trừ các trường hợp sau:

(Căn cứ theo Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC)

Mức thuế 5%: Áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ sau đây:

Mức thuế suất 10%: Áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế không nằm trong các danh mục hàng hóa, dịch vụ không phải kê khai tính nộp; danh mục hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất 0%; danh mục hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất 5%.

Theo các quy định trên, sản phẩm điện tử Apple do Vender bán ra sẽ áp dụng mức thuế suất là 10% .

Hạch toán thuế GTGT đầu vào

Căn cứ hạch toán dựa trên các chứng từ sau:

Khi mua hàng hóa, dịch vụ, tài sản sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, kế toán hạch toán: - Nợ TK 152, 153, 156, 211, 242, 641, 642,...: Giá chưa thuế GTGT. - Nợ TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ. - Có TK 111, 112, 331…: Số tiền phải trả nhà cung cấp.

Hướng dẫn hạch toán thuế VAT được khấu trừ.

Căn cứ theo Khoản 9, Điều 14, Thông tư 219/2013/TT-BTC, số thuế VAT đầu vào không được khấu trừ, cơ sở kinh doanh sẽ được hạch toán vào chi phí để tính thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc tính nguyên giá tài sản cố định, trừ số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Kế toán hạch toán: - Nợ TK 152, 153, 156, 211, 242, 641, 642,...: Giá chưa thuế + Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ. - Có TK 111, 112, 331,...: Số tiền phải trả nhà cung cấp. Trường hợp thời điểm phát sinh giao dịch mà chưa xác định được số thuế GTGT đầu vào này có được khấu trừ hay không, kế toán ghi nhận toàn bộ số thuế GTGT đầu vào trên TK 133. Định kỳ, khi xác định số thuế GTGT không được khấu trừ với số thuế GTGT đầu ra, kế toán phản ánh vào chi phí có liên quan: - Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán. - Nợ TK 641, 642: Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ của hàng tồn kho đã bán. - Có TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ.