Học Viện Báo Chí Và Tuyên Truyền Đgnl

Học Viện Báo Chí Và Tuyên Truyền Đgnl

Báo mạng điện tử chất lượng cao

Báo mạng điện tử chất lượng cao

Điểm chuẩn học viện báo chí và tuyên truyền năm 2023

Học viện Báo chí và Tuyên truyền công bố điểm chuẩn năm 2024.

Theo đó, các ngành báo chí, truyền thông lấy thang điểm 40. Điểm chuẩn cao nhất là ngành Quan hệ công chúng, chuyên ngành Quan hệ công chúng chuyên nghiệp với 37,7 điểm, trung bình hơn 9,4 điểm/môn.

Một số ngành lấy mức 37 điểm trở lên gồm Báo chí truyền hình lấy 37,21, Truyền thông Marketing lấy 37,38.

Các mức điểm chuẩn này đều thuộc tổ hợp D78 (văn, khoa học xã hội, tiếng Anh).

Điểm chuẩn Học viện báo chí và tuyên truyền năm 2023 ở phổ điểm 30 phổ biến ở 24-25 điểm, trong đó ngành có điểm chuẩn cao nhất là truyền thông đa phương tiện với 28.86 điểm, ngành lịch sử xếp thứ hai với điểm chuẩn là 28.56 điểm. Ở thang điểm 40 với môn văn nhân hệ số 2, ngành có điểm cao nhất là quan hệ công chúng chuyên nghiệp 38.02 điểm, xếp thứ hai là ngành báo truyền hình có điểm chuẩn là 37.32 điểm. Ngành có điểm thấp nhất ở thang điểm 40 là báo mạng điện tử 33.92 điểm.

Điểm chuẩn học viện báo chí và tuyên truyền 2022

Năm 2022, học viện báo chí và tuyên truyền tuyển sinh 2400 chỉ tiêu cho 39 chuyên ngành thông qua 3 phương thức xét tuyển đó là xét điểm học bạ, xét tuyển kết hợp và xét điểm thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia.

Dưới đây là chi tiết điểm chuẩn học viện báo chí và tuyên truyền 2022

Theo thang điểm 30 thì ngành truyền thông đa phương tiện có điểm chuẩn cao nhất là 29.25 điểm thuộc tổ hợp C15. Còn ngành xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước có điểm chuẩn thấp nhất là 22.8 điểm xét tổ hợp A16.

Thang điểm 30 được tính theo công thức: Tổng điểm 3 môn thi tốt nghiệp THPT theo tổ hợp đăng ký + điểm ưu tiên, điểm khuyến khích ( nếu có)

Với thang điểm 40 thì ngành quan hệ công chúng chuyên nghiệp có điểm cao nhất với 37.6 điểm thuộc tổ hợp D78 và R26. Theo sau là chuyên ngành lịch sử 37.5 điểm và chuyên ngành báo truyền hình 37.19 điểm.

Thang điểm 40 được tính theo tổng điểm 3 môn thi tốt nghiệp THPT sau khi đã nhân hệ số môn tổ hợp + điểm ưu tiên, khuyến khích (nếu có) x 4/3

Điểm chuẩn học viện báo chí và tuyên truyền 2024

Trên đây là điểm chuẩn Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2024. Trong các chuyên ngành thuộc ngành báo chí, chỉ duy nhất 1 ngành lấy dưới 35 điểm là Báo in, tổ hợp khối D72 (văn, khoa học tự nhiên, tiếng Anh), lấy 34,98. Các ngành còn lại đều từ 35 điểm trở lên, tức từ 8,75 điểm/môn.

PAS VUIHOC – GIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

Review chuyên ngành Báo truyền hình của Học viện Báo chí và Tuyên truyền (AJC): Nhiều niềm vui nhưng cũng lắm thử thách

Nếu bạn ước mơ trở thành MC, biên tập viên nổi tiếng trên các đài truyền hình thì hãy đến với chuyên ngành Báo truyền hình của Học viện Báo chí và Tuyên truyền nhé! Nhưng bạn có biết rằng chuyên ngành này của học viện có tỷ lệ chọi đầu vào rất cao không? Vậy làm sao để đỗ vào chuyên ngành Báo truyền hình đây? Hãy cùng mình tìm hiểu những thông tin trong bài viết dưới đây nhé.

Chuyên ngành Báo truyền hình nhiều niềm vui nhưng cũng lắm thử thách (Nguồn: Internet)

Giới thiệu về chuyên ngành Báo truyền hình

Chuyên ngành Báo truyền hình, ngành Báo chí thuộc khoa Phát thanh – Truyền hình của Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Tại đây bạn sinh viên sẽ được học tập và trau dồi rất nhiều kiến thức cũng như kỹ năng nghiệp vụ cần thiết cho công việc sau này. Khi ra trường sẽ có đủ năng lực để công tác tại các đài truyền hình từ trung ương đến địa phương, hoặc tham gia nghiên cứu, giảng dạy tại các cơ sở đào tạo chuyên môn hay làm việc cho các công ty truyền thông.

Chuyên ngành này có tổng chỉ tiêu mỗi khóa là 90 sinh viên bao gồm cả hệ đào tạo đại trà là 50 và hệ đào tạo chất lượng cao là 40. Trong khi sức hút và sự khan hiếm về nhân lực của ngành này rất lớn nên tỷ lệ chọi khoảng 1:10 thậm chí mức cao nhất là 1:20. Như vậy, các bạn có thể hiểu vì sao điểm chuẩn đầu vào của chuyên ngành Báo truyền hình thường cao, đặc biệt trong 5 năm gần đây.

Thêm một đặc thù nữa của tất cả các chuyên ngành trong ngành Báo chí đó là đều có hình thức xét tuyển dựa vào thành tích học tập và kết quả dự thi môn năng khiếu của Học viện. Việc vượt qua môn năng khiếu báo chí rất quan trọng, bởi nó quyết định bạn có đỗ vào chuyên ngành mình mong muốn hay không.

Chương trình đào tạo chuyên ngành Báo truyền hình của Học viện Báo chí và Tuyên truyền sẽ có thời gian là 4 năm, với tổng số tín chỉ toàn khóa là 128 tín chỉ. Số tín chỉ mỗi khóa có thể chênh lệch bởi sự cập nhật thêm các môn mới và chương trình đào tạo. Ngoài ra, bạn sẽ học thêm 12 tín chỉ của học phần giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng.

Như mình có nhắc ở trên thì chuyên ngành này chia thành 2 hệ đào tạo là đại trà và chất lượng cao. Hệ đại trà thì sẽ có học phí khoảng 276.000 đồng/tín chỉ và hệ chất lượng cao sẽ là 771.200 đồng/tín chỉ. Hệ chất lượng cao các bạn sẽ học khoảng 30% môn học bằng tiếng Anh nên các bạn có tiếng Anh tốt sẽ có lợi thế khi học và làm việc.

Bên cạnh đó, năm 3 các bạn sẽ có khoảng 30 – 45 ngày đi kiến tập thực tế tại các đài truyền hình Trung ương hoặc địa phương, các công ty truyền thông. Học viện sẽ hỗ trợ các bạn hoặc các bạn có thể tự tìm kiếm cơ hội cho bản thân mình. Đến năm 4 thì các bạn sẽ có 3 tháng để thực tập làm khóa luận tốt nghiệp. Đây là những cơ hội để bạn trau dồi những kiến thức thực tế, mở rộng mối quan hệ, cũng như giúp bản thân có được chiếc CV “đẹp” sau khi ra trường.

Bật mí cho các bạn là chương trình hỗ trợ học phí của AJC cũng rất nhiều. Đặc biệt, các bạn có thành tích học tập tốt sẽ nhận được học bổng mỗi kỳ gần ngang bằng với mức học phí đó nhé.

Chương trình đào tạo cụ thể như sau:

Chỉ tiêu tuyển sinh học viện báo chí và tuyên truyền 2023

Năm 2023, chỉ tiêu tuyển sinh của học viện báo chí và tuyên truyền là 2400 chỉ tiêu ( bằng năm 2022) trong đó có 1950 chỉ tiêu cấp bằng đại học thứ nhất và 450 chỉ tiêu cấp bằng đại học thứ hai. Phương thức tuyển sinh của học viện báo chí và tuyên truyền bao gồm 4 phương thức:

Dự kiến xét điểm học bạ chiếm 15% tổng số chỉ tiêu tuyển sinh. Cách tính điểm học bạ sẽ có cách tính khác nhau tùy thuộc vào nhóm ngành xét tuyển. Dưới đây là cách tính điểm cụ thể:

- Nhóm ngành báo chí: (A+B*2)/3 + điểm ưu tiên, khuyến khích ( nếu có)

- Nhóm ngành 2: A + điểm ưu tiên, khuyến khích ( nếu có)

- Nhóm ngành 3: (A + C*2)/3 + điểm ưu tiên, khuyến khích ( nếu có)

- Nhóm ngành 4: (A + D*2)/3 + điểm ưu tiên, khuyến khích ( nếu có)

A là điểm tổng kết trung bình của 5 học kỳ (không tính kì 2 lớp 12)

B là điểm TBC 5 học kỳ môn Ngữ Văn THPT (không tính kì 2 lớp 12)

C là điểm TBC 5 học kỳ môn Lịch Sử THPT (không tính kì 2 lớp 12)

D là điểm TBC 5 học kỳ môn Tiếng Anh THPT (không tính kì 2 lớp 12)

Phương thức xét điểm kết hợp học viện báo chí và tuyên truyền cũng dự định lấy 15% tổng số chỉ tiêu. Xét tuyển kết hợp dựa trên các chứng chỉ quốc tế của môn Tiếng Anh, chứng chỉ SAT và điểm TBC của 5 học kỳ trong chương trình THPT (không tình kì 2 lớp 12) từ 7.0 trở lên, có hạnh kiểm tốt trong 5 học kì đó.

Đối với nhóm 1, thí sinh còn phải đạt 7.0 trở lên TBC môn Ngữ Văn, còn với nhóm 4 thì môn tiếng anh phải đạt TBC từ 7.0 trở lên

c) Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia