Học Tập Qua Dự Án Là Gì

Học Tập Qua Dự Án Là Gì

Project-based learning (Học qua dự án) không đơn thuần chỉ là việc thực hiện một dự án. Học qua dự án yêu cầu học sinh vận dụng đa dạng kỹ năng cần thiết của thế kỷ 21 như tư duy, phân tích, làm việc nhóm,…. Bài viết sau đây sẽ giúp thầy cô trả lời 2 câu hỏi lớn: “project-based learning là gì?” và “Học qua dự án khác với việc thực hiện một dự án như thế nào?”. Mời quý thầy cô cùng theo dõi.

Project-based learning (Học qua dự án) không đơn thuần chỉ là việc thực hiện một dự án. Học qua dự án yêu cầu học sinh vận dụng đa dạng kỹ năng cần thiết của thế kỷ 21 như tư duy, phân tích, làm việc nhóm,…. Bài viết sau đây sẽ giúp thầy cô trả lời 2 câu hỏi lớn: “project-based learning là gì?” và “Học qua dự án khác với việc thực hiện một dự án như thế nào?”. Mời quý thầy cô cùng theo dõi.

Project-based learning (Học qua dự án) là gì?

Project-based learning: học qua dự án (PBL) là phương pháp giảng dạy giúp học sinh tiếp thu kiến thức sâu hơn dựa trên những gì đã biết bằng cách tham gia vào các dự án thực tế. Những dự án này có thể kéo dài hàng tháng và thường hướng đến một chủ đề nhất định.

Ý tưởng cốt lõi của học qua dự án là đặt ra những vấn đề thiết thực, có thể thu hút sự quan tâm của học sinh và thúc đẩy các em tham gia tích cực. Trong quá trình triển khai dự án, học sinh cần ứng dụng kiến thức mới và cũ vào bối cảnh để giải quyết vấn đề.

Hiểu thêm về project-based learning qua video dưới đây:

Một trong những người tiên phong đề xướng phương pháp Project-based learning (Học qua dự án) là John Dewey. Ông tin rằng, giáo viên không đến trường để áp đặt tư duy, ý tưởng hoặc hình thành thói quen ở trẻ. Họ ở đó với tư cách là một phần của cộng đồng có thể ảnh hưởng đến tư duy và hành vi của các em.

“Học qua dự án” khác với việc “thực hiện một dự án” như thế nào?

Project-based learning đang được sử dụng rộng rãi trong trường học và nhiều môi trường dưới các hình thức khác nhau. Tuy nhiên, thầy cô có thể nhầm lẫn việc “thực hiện một dự án” với “học qua dự án”. Sau đây là một số điểm phân biệt rõ rệt hai khía cạnh này.

Có thể nói, thực hiện dự án chỉ nằm ở mức tư duy cơ bản. Những trải nghiệm này phần lớn chỉ đọng lại những kiến thức “sách vở” và ít khi ứng dụng trong thực tế.

Mặt khác, học qua dự án đặt ra các vấn đề có chiều sâu nhằm thử thách suy nghĩ và phản ứng của học sinh một cách nghiêm túc. Trải nghiệm học theo dự án cung cấp kiến thức thực tế và những kỹ năng cần thiết để ứng dụng trong đời sống.

Lợi ích của Project-based learning (Học qua dự án)

Một số nhà giáo dục nhận ra rằng thế giới hiện đại được duy trì và phát triển thông qua việc hoàn thành các dự án. Dự án chính là minh chứng tốt nhất cho kiến thức và kinh nghiệm mà người thực hiện tích lũy được. Vì vậy, rèn luyện học sinh giải quyết vấn đề lớn bằng Project-based learning (Học qua dự án) sẽ góp phần giúp các em thành công trong cuộc sống.

Lợi ích nổi bật của phương pháp học qua dự án đối với học sinh:

Lợi ích của học qua dự án đối với giáo viên:

Học qua dự án mang lại lợi ích gì cho trẻ:

Xem thêm: Gợi ý 15 phương pháp dùng trong Diagnostic assessment (Đánh giá chẩn đoán) thầy cô có thể áp dụng ngay!

Cách bắt đầu ứng dụng Project-based learning (Học qua dự án)

Một dự án có thể rất phức tạp và kéo dài hàng tháng. Tuy nhiên, khi mới bắt đầu thực hiện phương pháp giảng dạy học qua dự án, thầy cô nên tối giản hóa quá trình bằng một số cách sau:

Project-based learning (Học qua dự án) là một cách tuyệt vời để thu hút học sinh tham gia học tập một cách tích cực. Thầy cô có thể giúp học sinh phát triển vô vàn kỹ năng và kiến thức có tính ứng dụng cao bao gồm: tư duy phản biện, hợp tác, giao tiếp thông qua các hoạt động học tập dự án từ nhỏ đến lớn. Đây cũng là cách khiến lớp học trở nên sôi động, thúc đẩy các em học tập một cách chủ động. FLYER chúc thầy cô thành công trên chặng đường sắp tới.

Thầy, cô quan tâm đến ứng dụng công nghệ vào giảng dạy tiếng Anh Cambridge, TOEFL, IOE,…?

FLYER SCHOOL đem đến trải nghiệm luyện thi tiếng Anh sinh động & đa tương tác với các tính năng học tập mô phỏng game!

✅ Tiết kiệm thời gian & chi phí soạn đề với 1700+ đề thi thử Cambridge, TOEFL, IOE, BGD,…

✅ Quản lý hàng ngàn học sinh hiệu quả, tối ưu & tự động với Trang Quản lý lớp

✅ Tính năng nổi bật: Theo dõi tiến độ học tập, giao bài tập online, tạo phòng thi ảo thi đua cho học sinh, tính năng Kiểm tra đầu vào, tạo bài luyện thi ngắn,…

✅ Chấm điểm Speaking với AI (tính năng mới!)

Giảng dạy tiếng Anh theo cách thú vị, hiệu quả hơn với Phòng thi ảo FLYER ngay hôm nay!

Để được tư vấn thêm, thầy/ cô vui lòng liên hệ với FLYER qua hotline 086.879.3188

Nhà Tâm lí học người Thụy Sĩ Jean Piaget từng nói: “Kiến thức là kết quả của trải nghiệm”. Quả thực, “học đi đôi với hành”. Đây là cách nhanh nhất giúp chúng ta đến gần hơn với nền văn minh của nhân loại. Thực tế, mỗi ngày con người đều phải đối mặt với nhiều vấn đề trong cuộc sống. Việc giải quyết những vấn đề ấy chính là nền tảng của sự phát triển. Nếu chúng ta mong muốn học sinh thành công trong tương lai, chúng ta cần hướng họ đến việc tích lũy kiến thức dựa trên việc giải quyết các vấn đề thực tế. Trên cuộc hành trình đó, Học tập qua dự án (Project-Based Learning) được xem là phương pháp học tập của thế kỷ 21. Hãy đọc bài viết để có được cái nhìn tổng quan về phương pháp học tập này.

Nguồn ảnh Pintera Studio từ Pixabay

Nhìn chung, Học tập qua dự án là phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Nó mang đến cho học sinh cơ hội để mở rộng kiến thức nền tảng. Đồng thời, phát triển các kỹ năng thông qua thực hiện các dự án giải quyết những vấn đề họ có thể gặp phải trong thực tế cuộc sống.

Học tập qua Dự án cấu trúc lại chương trình học tập từ những dự án rời rạc, đặt ra cho người học những câu hỏi phức tạp buộc người học phải trả lời để giải quyết vấn đề. Những dự án thường quá sức nếu một học sinh thực hiện cá nhân. Do vậy, Học tập qua dự án khuyến khích người học làm việc theo nhóm. Học sinh có thể làm việc theo cặp đôi hoặc theo nhóm. Họ cùng tiến hành nghiên cứu, phân tích thông tin và đưa ra kết luận riêng. Nhờ đó, họ hiểu sâu kiến thức và phát triển nhiều kỹ năng. Họ dần trở thành công dân toàn cầu, đáp ứng xu hướng phát triển của thế giới.

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng Học tập qua Dự án đã thay đổi phương pháp dạy học truyền thống. Nó đã thay đổi cách thức học tập thụ động và học vẹt. Phương pháp học tập này thúc đẩy người học tích cực, chủ động tham gia vào tiến trình học tập. Nó tối ưu hơn hẳn việc cố gắng nhồi nhét kiến thức để vượt qua các bài kiểm tra. Ngoài ra, Học tập qua Dự án cũng là một lời gợi ý để khiến khóa học trực tuyến của bạn tương tác hơn. Hơn thế, nó giúp trao quyền làm chủ cho học sinh.

Kết nối người học với thực tế cuộc sống

Trong giáo dục, việc áp dụng lý thuyết vào thực tiễn, học đi đôi với hành là nhiệm vụ quan trọng nhất với tất cả học sinh. Hiển nhiên, việc đọc tài liệu thì luôn luôn dễ hơn thực hành. Ví dụ, ngồi đọc những cuốn sách hướng đến cải thiện thái độ sống thì thật dễ dàng. Tuy nhiên, việc tạo thói quen sống lành mạnh, tích cực thì khó hơn hẳn.

Giờ đây, trong Học tập qua Dự án, học sinh sẽ phải đối mặt với những vấn đề trong cuộc sống được mô phỏng dưới dạng những dự án. Để tìm ra giải pháp cho các vấn đề, học sinh cần đặt ra những câu hỏi định hướng. Sau đó tự mình giải đáp những câu hỏi này. Tiếp theo, học sinh cùng nhau tìm kiếm những thông tin có liên quan, tiến hành khảo sát về thực trạng và phân tích số liệu.

Nguồn ảnh kirill_sobolev từ Pixabay

Ví dụ, với một dự án về chủ đề Bảo vệ Môi trường và câu hỏi định hướng: Làm sao để giảm tải việc sử dụng túi nilon? Điều này có nghĩa là học sinh sẽ phải tiến hành khảo sát về việc người dân nơi mình sinh sống sử dụng túi nilon như thế nào, những tác hại của túi nilon và làm sao để hạn chế, giảm tải việc sử dụng chúng. Bằng cách đó, học sinh được đến gần hơn với thực tế cuộc sống. Các em không còn chỉ là những con mọt sách. Kết quả là, học sinh tích lũy kiến thức trong quá trình tự mình thực hiện dự án. Đồng thời, họ sẽ có thái độ tích cực về quá trình giáo dục, đào tạo.

Bước đầu, học sinh sẽ làm việc cá nhân để thu thập dữ liệu về thực trạng nơi mình sinh sống. Tiếp đến, học sinh có thể kết nối trực tuyến để chia sẻ thông tin. Hoặc làm việc trực tiếp với nhau, cùng nhau thảo luận và hoàn thiện dự án. Môi trường trực tuyến cung cấp thời gian và không gian học tập linh hoạt cho học sinh. Hai yếu tố này thường bị giới hạn trong những lớp học trực tiếp.