Hàn Mặc Tử Là Nhà Thơ Như Thế Nào

Hàn Mặc Tử Là Nhà Thơ Như Thế Nào

Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí (1912 – 1940) sinh ra tại ngôi làng Lệ Mỹ bên dòng Nhật Lệ, nay thuộc thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, lớn lên ở Quy Nhơn, Bình Định trong một gia đình Công giáo nghèo. Hàn Mặc Tử bộc lộ tài năng thơ ca từ rất sớm. Năm 16 tuổi, ông đã bắt đầu làm thơ và nổi tiếng trên thi đàn với bài thơ đầu tiên “Vội vàng chi lắm”. Thơ Hàn Mặc Tử thuở ban đầu mang đậm dấu cổ thi, chất trữ tình trong thơ ông là chất trữ tình cổ điển, với lối so sánh ước lệ và thể thơ Đường luật.

Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí (1912 – 1940) sinh ra tại ngôi làng Lệ Mỹ bên dòng Nhật Lệ, nay thuộc thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, lớn lên ở Quy Nhơn, Bình Định trong một gia đình Công giáo nghèo. Hàn Mặc Tử bộc lộ tài năng thơ ca từ rất sớm. Năm 16 tuổi, ông đã bắt đầu làm thơ và nổi tiếng trên thi đàn với bài thơ đầu tiên “Vội vàng chi lắm”. Thơ Hàn Mặc Tử thuở ban đầu mang đậm dấu cổ thi, chất trữ tình trong thơ ông là chất trữ tình cổ điển, với lối so sánh ước lệ và thể thơ Đường luật.

Đây thôn Vĩ Dạ - Bài thơ tiêu biểu nhất của Hàn Mặc Tử

Đây thôn Vĩ Dạ - Bài thơ tiêu biểu nhất của Hàn Mặc Tử

Đây thôn Vĩ Dạ là bài thơ tiêu biểu nhất của nhà thơ Hàn Mặc Tử được trích trong tập Thơ điên. Bài thơ đã được đưa vào chương trình giảng dạy môn Ngữ Văn 11, xuất hiện rất nhiều trong bài kiểm tra cuối kỳ và tốt nghiệp THPT.

Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” được sáng tác trong hoàn cảnh khó khăn nhất của Hàn Mặc Tử, ông đang phải chịu đựng những cơn đau giằng xé của bệnh phong cùi. Thế nhưng, khi đọc bài thơ, người đọc như hòa vào một thế giới khác, nơi ấy không phải là lời kêu than của người đang bệnh nặng mà là tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu thương con người.

Bức tranh phong cảnh Dạ Vĩ bên dòng sông Hương êm đềm được khắc họa trong trí tưởng tượng của người ở nơi xa đang hướng về xứ Huế với bao yêu thương, khát vọng. Bài thơ không chỉ là bức tranh phong cảnh mà cũng chính là tâm cảnh, thể hiện nỗi buồn của nhà thơ trong mối tình xa xăm, vô vọng.

Bút pháp của bài thơ có sự hòa điệu của tả thực, tượng trưng, trữ tình, lãng mạn. Cảnh xứ Huế đậm mét nhưng lại có tầm cao tượng trưng. Sự mơ mộng làm tăng thêm sắc thái biểu cảm và nét chân thực của cảm xúc tăng thêm chất trữ tình.

Đây thôn Vĩ Dạ là một trong những bài thơ tình hay nhất của Hàn Mặc Tử. Một tình yêu tha thiết, man mát, đượm vẻ u buồn được thể hiện giữa khung cảnh thiên nhiên hòa vào lòng người; giữa cái thực và cái mộng, huyền ảo và cụ thể. Ở bài thơ, cái tình mặn nồng trong sáng tác đã hòa quyện với thiên nhiên tươi đẹp, mối tình riêng đã ở trong mối tình chung, hồn thơ đượm vẻ đau buồn.

Đồi Thi Nhân - Nơi yên nghỉ của thi sĩ Hàn Mặc Tử

Đồi Thi Nhân - Nơi yên nghỉ của thi sĩ Hàn Mặc Tử

Theo các tài liệu ghi chép lại, trước khi mất, Hàn Mặc Tử có một di nguyện là khi qua đời sẽ được chôn trên đèo Son (nằm ở đầu thành phố Quy Nhơn). Năm 1940, Hàn Mặc Tử mất và an táng tại Quy Hòa. Đến năm 1959, bạn bè và người thân đã cải táng, di dời phần mộ của ông về Ghềnh Ráng ngày nay.

Mộ thi sĩ Hàn Mặc Tử tọa lạc trên ngọn đồi Thi Nhân ở Quy Nhơn. Để đến được địa điểm này, bạn có thể xuất phát từ trung tâm công viên thành phố - nơi có bức tượng Hoàng Đế Quang Trung, di chuyển theo hướng Tây Nam phía bờ biển chừng 3km là đến xóm biển Ghềnh Ráng. Đi qua con đường vào xóm chài Ghềnh Ráng bạn sẽ tới khu chợ nhỏ của người dân địa phương, khu này có một cây cầu bắc ngang qua quán thủy tạ Mai Đình. Từ đây, con đường dẫn tới nơi an nghỉ của thi sĩ Hàn Mặc Tử sẽ là một cây cầu bắc qua suối Tiên. Sang bên kia cầu bạn đi theo hướng tay trái để lên đồi Thi Nhân.

Con đường nhỏ lên xuống được làm thành những bậc tam cấp bằng đá, hai bên là những hàng cây xanh tỉa thành hàng. Nằm ẩn mình dưới những tán cây xanh là một con đường thơ mộng mang tên dốc Mộng Cầm.

Để ghi nhớ những đóng góp của Hàn Mặc Tử, tại nhiều thành phố trên khắp cả nước đã dùng tên của ông để đặt cho tên đường. Năm 2004, hãng phim truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện bộ phim Hàn Mặc Tử để tưởng nhớ ông. Nhiều tác phẩm của ông được phổ thành nhạc và được mọi người yêu thích.

Hàn Mặc Tử là một hiện tượng thơ kì lạ vào bậc nhất của phong trào Thơ mới. Đọc thơ Hàn Mặc Tử, ta bắt gặp một tâm hồn thiết tha yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên, yêu con người đến khát khao, cháy bỏng; một khát vọng sống mãnh liệt đến đau đớn tột cùng.

Trong thơ Hàn, nhiều bài thơ mang khuynh hướng siêu thoát vào thế giới siêu nhiên, tôn giáo… nhưng đó là hình chiếu ngược của khát vọng sống, khát vọng giao cảm với đời. Một số bài thơ cuối đời của thi sĩ họ Hàn còn đan xen những hình ảnh ma quái – dấu ấn của sự đau đớn, giày vò về thể xác lẫn tâm hồn. Đó là sự khủng hoảng tinh thần, bế tắc và tuyệt vọng trước cuộc đời. Nhưng dù được viết theo khuynh hướng nào, thơ Hàn Mặc Tử vẫn là những vần thơ trong sáng, lung linh, huyền ảo, có một ma lực với sức cuốn hút diệu kì đối với người yêu thơ.

Hàn Mặc Tử cũng là một trong những nhà thơ tiên phong trong việc cách tân thi pháp của phong trào Thơ mới. Thế giới nghệ thuật trong thơ Hàn Mặc Tử là một thế giới đa dạng, nhiều sắc màu. Hàn Mặc Tử đã đưa vào Thơ mới những sáng tạo độc đáo, những hình tượng ngôn từ đầy ấn tượng, gợi cảm giác liên tưởng và suy tưởng phong phú. Ngoài bút pháp lãng mạn, nhà thơ còn sử dụng bút pháp tượng trưng và yếu tố siêu thực.

Tâm hồn thơ ông đã thăng hoa thành những vần thơ tuyệt diệu, chẳng những gợi cho ta niềm thương cảm còn đem đến cho ta những cảm xúc thẩm mĩ kì thú và niềm tự hào về sức sáng tạo của con người. Quá trình sáng tác thơ của ông đã thâu tóm cả quá trình phát triển của thơ mới từ lãng mạn sang tượng trưng đến siêu thực.

Thế giới nghệ thuật trong toàn bộ sự nghiệp văn thơ của Hàn Mặc Tử là một thế giới đa âm sắc, đầy cá tính sáng tạo, mang tính truyền thống về đề tài nhưng cách tân, hiện đại trong câu chữ, nghệ thuật tạo nên những nét lạ thường, độc đáo. Tiêu biểu như trong bài “Đây thôn Vĩ Dạ”, người đọc có thể nhận ra dạng kết cấu vừa đứt đoạn, vừa liên kết, nhất quán của mạch thơ. Hình ảnh thơ mộc mạc, giản dị nhưng sắc nét.

Với thế giới nghệ thuật ấy, Hàn Mặc Tử đã có những đóng góp mới lạ, tạo một phong cách riêng, một thi pháp riêng, một quan niệm nghệ thuật riêng cho làng thơ Bình Định thời bấy giờ với cái tên đầy ấn tượng: “Trường thơ loạn”. Thật tiếc cho một hồn thơ tài năng nhưng đoản mệnh “Hồn thơ Hàn mặc Tử”.

Hàn Mặc Tử là ai? Hàn Mặc Tử quê ở đâu?

Hàn Mặc Tử là ai? Hàn Mặc Tử quê ở đâu?

Hàn Mặc Tử hay Hàn Mạc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh ngày 22/9/1912 tại làng Lệ Mỹ bên dòng Nhật Lệ, nay thuộc thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng Bình. Lớn lên ở Quy Nhơn, tỉnh Bình Định trong một gia đình theo đạo Công giáo. Tổ tiên của ông là họ Phạm nhưng do liên quan đến quốc sự bị truy nã nên đổi thành họ nguyễn. Hàn Mặc Tử có duyên với 4 chữ Bình đó là sinh tại Quảng Bình, làm báo Tân Bình, có người yêu ở Bình Thuận và mất ở Bình Định.

Hàn Mặc Tử là một nhà thơ nổi tiếng, đặt nền móng cho dòng thơ lãng mạn hiện đại Việt Nam và là người khởi xướng nên Trường thơ loạn. Ngòi bút thơ của ông được biết đến với một giọng thơ trữ tình, đằm thắm; thể hiện tình yêu cuộc sống tha thiết, khát khao tình người đến cháy bỏng.

Sinh thời, nhà thơ Chế Lan Viên từng nhận định: “Trước không có ai, sau không có ai, Hàn Mặc Tử như một ngôi sao chổi xoẹt qua bầu trời Việt Nam với cái đuôi chói lòa rực rỡ của mình”. Hàn Mặc Tử được xếp hạng nổi tiếng thứ 4017 trên thế giới. Ngoài bút danh là Hàn Mặc Tử, ông còn có nhiều bút danh khác như Lệ Thanh, Phong Trần.