Ông Phúc hỏi, bố mẹ ông không hưởng lương hưu, không có trợ cấp xã hội hàng tháng thì việc mua BHYT tự nguyện có được miễn, giảm hay ưu tiên gì không?
Ông Phúc hỏi, bố mẹ ông không hưởng lương hưu, không có trợ cấp xã hội hàng tháng thì việc mua BHYT tự nguyện có được miễn, giảm hay ưu tiên gì không?
Nếu hành khách là người cao tuổi mà mắc một số căn bệnh như tim mạch, hô hấp, bệnh về máu, thần kinh, đặc biệt nếu vừa thực hiện phẫu thuật sau một thời gian ngắn thì tuyệt đối không nên đi máy bay. Tốt nhất, trước khi có dự định đi máy bay, người cao tuổi nên được đến thăm khám, kiểm tra sức khỏe tại bệnh viện hoặc các trung tâm y tế có thẩm quyền để thuận tiện trong việc khám, tư vấn cũng như có sự xác nhận giấy tờ đầy đủ, chính xác.
Hành khách cao tuổi khi di chuyển bằng máy bay cần hết sức lưu ý những vấn đề dưới đây:
- Khám sức khỏe trước chuyến bay để được tư vấn đầy đủ và chi tiết.
- Tìm hiểu thật kĩ các thông tin về chuyến bay để tránh bị nhầm lẫn thời gian, điểm đến.
- Nếu là chuyến bay có thời gian dài, hành khách cao tuổi nên chọn trước chỗ ngồi, đặt suất ăn (nếu có) để được phục vụ chu đáo hơn.
- Nhất thiết phải chuẩn bị và mang theo các loại thuốc đặc trị nếu có bệnh để đề phòng các tình huống khẩn cấp. Nên mang theo cả đơn thuốc được bác sĩ kê và xác nhận.
- Chú ý bổ sung nước đầy đủ trước, trong và sau chuyến bay.
- Trên máy bay, ngoại trừ khoảng thời gian máy bay cất cánh và hạ cánh, hành khách nên thư giãn, đi lại nhẹ nhàng để lưu thông máu.
- Hành khách là người cao tuổi nên đi cùng với ít nhất 01 người thân/ quen có sức khỏe để được chăm sóc trong chuyến đi.
- Mang theo hành lý đủ dùng, không nên quá nhiều và cồng kềnh, gây mệt mỏi cho hành khách.
Hi vọng rằng những thông tin hữu ích trên có thể giúp các khách hàng cao tuổi của
có thêm sự chuẩn bị tốt nhất cho hành trình bay trong thời gian tới. Đừng quên liên hệ tổng đài
để được chúng tôi hỗ trợ đặt vé máy bay nhanh chóng và hiệu quả nhất bạn nhé.
Số liệu của Bộ Nội vụ Nhật Bản công bố ngày 17/9 – một ngày trước Ngày Kính lão ở Nhật Bản cho thấy, ước tính có khoảng 36,23 triệu người dân nước này ở độ tuổi trên 65 (tính đến ngày 15/9/2023), chiếm 29,1% dân số. Điều này đồng nghĩa với việc Nhật Bản tiếp tục là nước có tỷ lệ người cao tuổi (trên 65 tuổi) cao nhất thế giới. Trong nhóm tuổi này, có 20,51 triệu người là nữ giới và 15,72 triệu người là nam giới. Sự chênh lệch này cho thấy tuổi thọ trung bình của nữ giới có xu hướng cao hơn nam giới ở Nhật Bản.
Số người trong độ tuổi trên 75 ở Nhật Bản tăng khoảng 720.000 người so với năm 2022 lên 20,05 triệu người và đây là lần đầu tiên nhóm tuổi này vượt mốc trên 20 triệu người. Nhóm tuổi này bao gồm nhiều người thuộc thế hệ bùng nổ dân số sinh từ năm 1947 đến năm 1949.
Số người từ 80 tuổi trở lên tăng 270.000 người lên khoảng 12,59 triệu người. Đây là lần đầu tiên tỷ lệ người trên 80 tuổi ở nước này vượt ngưỡng 10% trong tổng dân số khoảng 124,6 triệu người.
Viện Nghiên cứu An sinh Xã hội và Dân số Quốc gia Nhật Bản dự báo, những người từ 65 tuổi trở lên sẽ chiếm 34,8% tổng dân số vào năm 2040, khi những người được gọi là thế hệ bùng nổ trẻ em thứ hai sinh từ năm 1971 đến năm 1974 gia nhập nhóm.
Theo Khảo sát lực lượng lao động năm 2022, có tới 9,12 triệu người cao tuổi ở Nhật Bản vẫn làm việc, chiếm 13,6% tổng lực lượng lao động của Nhật Bản. Theo nhóm tuổi, những người từ 65 đến 69 có việc làm chiếm con số cao kỷ lục 50,8%, trong khi nhóm tuổi từ 70 – 74 có việc làm chiếm 33,5%. Những con số này cho thấy, lực lượng lao động ở Nhật Bản đang già đi, đặc biệt là trong các ngành đang thiếu lao động.
Ngành nông lâm nghiệp có 1,01 triệu lao động từ 65 tuổi trở lên, chiếm 52,6% tổng số lao động trong ngành. Trong lĩnh vực y tế và phúc lợi, số lượng lao động từ 65 tuổi trở lên tăng gần 2,7 lần lên 1,04 triệu vào năm 2022 so với một thập kỷ trước đó.
Chi tiêu an sinh xã hội chiếm khoảng 1/3 chi tiêu hàng năm của Chính phủ Nhật Bản, đang tăng vọt khi số người già tăng cao. Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi đã yêu cầu ngân sách 33,73 nghìn tỷ yên (228 tỷ USD) cho năm tài chính 2024, tăng khoảng 587 tỷ yên so với ngân sách ban đầu cho năm tài chính hiện tại./.
Người cao tuổi cũng giống như trẻ em, là đối tượng hành khách được quan tâm đặc biệt khi di chuyển bằng đường hàng không, do các yếu tố đặc thù về tuổi tác, sức khỏe có thể không phù hợp với sự thay đổi áp suất không khí trên máy bay.
Người cao tuổi có bị hạn chế độ tuổi khi di chuyển bằng đường hàng không?
Đây có lẽ là câu hỏi mà bất kì hành khách là người cao tuổi nào cũng thắc mắc. Hiện tại, chưa có một quy định nào về độ tuổi cụ thể mà hành khách không được phép di chuyển bằng đường hàng không. Các hãng hàng không vẫn cho phép người già thậm chí trên 90 tuổi được đi máy bay, nhưng phải đảm bảo có sức khỏe tốt và đầy đủ giấy tờ tùy thân hợp lệ.