1) Cao - Thấp - Dài - Ngắn * Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo * Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm * Địa điểm: trong phòng, ngoài sân * Thời gian: 5 -> 7 phút
1) Cao - Thấp - Dài - Ngắn * Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo * Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm * Địa điểm: trong phòng, ngoài sân * Thời gian: 5 -> 7 phút
Bên cạnh các trò chơi tiếng Anh cho trẻ em truyền thống, bạn cũng có thể tham khảo các trò chơi trên thiết bị điện tử. Một số game tiếng Anh cho bé phổ biến như:
Kids Spelling Matching Game có chức năng chính là đánh vần chính tả và ghép từ phù hợp với tranh. Ở mỗi lượt chơi, màn hình sẽ hiện một bên từ vựng và một bên là những hình ảnh đã được xáo trộn. Nhiệm vụ của trẻ là nối những cặp từ vựng và hình ảnh tương ứng với nha.
Nếu trẻ nói đúng, đường nối sẽ hiện màu xanh. Ngược lại nếu nối sai sẽ xuất hiện màu đỏ.
ABC kids giúp trẻ rèn luyện kỹ năng nghe nói và tăng cường phản xạ tiếng Anh. Điểm nổi bật của ứng dụng đó là giúp bé học viết tiếng Anh một cách dễ dàng và thú vị. Đến phần học viết, trên màn hình sẽ xuất hiện chữ cái với những đường mũi tên hướng dẫn chi tiết thứ tự viết. Bé chỉ cần dùng ngón tay di theo các mũi tên là có thể hoàn toàn việc viết chữ.
Ngoài ra, ABC kids còn tích hợp các trò chơi tiếng Anh cho trẻ em với nội dung hấp dẫn, sống động. Một số trò được nhiều bé yêu thích như nối chữ, đập bóng, lật thẻ. Sau mỗi lần hoàn thành nhiệm vụ, bé sẽ được nhận nhãn dán hoặc đồ chơi khích lệ.
Ứng dụng Learn to Read: Kids Games có công dụng như flashcard. Thông qua các trò chơi, trẻ sẽ được ôn luyện từ vựng, ngữ pháp, cách đặt câu.
Ứng dụng có nhiều trò chơi nhỏ như cây cầu chữ cái thần kỳ, quả bóng chứa từ, từ vựng tên lửa, xoay khối hộp.
Learn to Read: Kids Games thiết kế nhiều cấp độ trò chơi. Vì vậy, ứng dụng có thể dùng cho trẻ từ độ tuổi mẫu giáo cho đến lớp 3.
Các trò chơi tiếng Anh cho trẻ em ngày càng được áp dụng nhiều ở các trường mầm non và trung tâm Anh ngữ. Phương pháp này đem lại nhiều hiệu quả trong việc học tiếng Anh của trẻ. Cụ thể:
Mục đích: Rèn luyện kỹ năng nghe nói, ôn tập từ vựng, ngữ pháp.
Trò chơi này áp dụng cho trẻ lớp lớn với vốn từ vựng và khả năng nói tiếng Anh nhất định.
Bạn viết lên giấy một từ vựng về một vấn đề nào đó, liên quan đến nội dung đã học gần đây. Sau đó, bạn dán từ vựng này lên lưng trẻ. Mỗi trẻ sẽ được dán một từ vựng khác nhau và trẻ không tự nhìn thấy từ của mình.
Trẻ cần tương tác với các bạn để biết được từ vựng dán sau lưng mình. Ví dụ, trẻ được dán chữ “hungry” (đói bụng) sau lưng. Với từ khóa này, trẻ thường sẽ nhận được các lời khuyên như cần ăn cơm, ăn bánh, uống sữa. Nhiệm vụ của trẻ là phải thông qua các gợi ý, tìm đúng từ khóa của mình.
Mục đích: Giúp trẻ học cách đặt câu bằng tiếng Anh.
Trò chơi này thường được áp dụng trong lớp học.
Giáo viên sẽ vẽ nhiều vòng tròn to lên bảng. Bên trong vòng tròn sẽ có từ vựng tiếng Anh, đi kèm với số điểm cho mỗi từ.
Các bé được bố trí đứng cách bảng ít nhất 2m, tùy vào không gian lớp học. Lần lượt từng bé dùng bóng nhỏ ném vào các vòng tròn trên bảng. Ném trúng vòng tròn nào, bé sẽ đặt câu tiếng Anh chứa từ vựng trong đó. Sau khi hoàn thành câu đúng ngữ pháp, bé sẽ được số điểm tương ứng.
Người nào giành được điểm số cao nhất qua các vòng chơi sẽ chiến thắng.
Để việc áp dụng hình thức học mà chơi, chơi mà học hiệu quả, ba mẹ có thể tham khảo một số lưu ý sau:
• Phương pháp học qua trò chơi không thay thế hoàn toàn cách học truyền thống. Các giờ học nghiêm túc vẫn là cách học cần thiết để giúp trẻ tiếp thu kiến thức. Ba mẹ chỉ nên xen kẽ trò chơi giữa các buổi học để đạt hiệu quả tốt nhất.
• Đối với các ứng dụng học tiếng Anh trên thiết bị điện tử, ba mẹ cần kiểm soát thời gian học của trẻ. Việc tiếp xúc với thiết bị điện tử trong thời gian quá lâu sẽ không tốt cho mắt của trẻ. Bên cạnh đó, trẻ dễ sa đà vào các ứng dụng giải trí khác trong quá trình học.
• Ba mẹ nên chọn những trò chơi tiếng Anh cho trẻ em phù hợp với độ tuổi và nhu cầu của trẻ. Nếu chọn những trò chơi quá khó, trẻ sẽ không đáp ứng được yêu cầu. Ngược lại, trò chơi quá dễ cũng khiến trẻ chóng chán.
Các trò chơi tiếng Anh cho trẻ em giúp trẻ vừa thư giãn vừa ôn tập kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên. Tuy nhiên, các trò chơi này thường cần không gian và số lượng trẻ nhất định. Ngoài ra, người quản trò cũng cần có vốn tiếng Anh và kỹ năng tốt để dẫn dắt. Để con học tiếng Anh theo phương pháp Play Based-learning, ba mẹ có thể cho bé học tại ILA, chương trình Jumpstart dành cho bé 3-6 tuổi với đa dạng hoạt động tương tác, giúp con “ngấm” tiếng Anh từ từ.
Qua phương pháp “chơi mà học”, các em sẽ được tiếp cận những kiến thức Tiếng Anh bằng việc chơi những trò chơi đơn giản mà thú vị. Không chỉ dùng để sử dụng chơi một mình, các em cũng có thể chơi cùng bạn bè, thầy cô và bố mẹ. Nhờ đó, vốn hiểu biết Tiếng Anh cũng như kỹ năng hoạt động xã hội, tập thể của các em cũng sẽ phát triển hơn.
Một số trang web hay dành cho trẻ em để học Tiếng Anh là:
1.www.starfall.com (phonics, reading, maths, and more)
2.www.funbrain.com (from K to 8).
4.www.abcya.com (games to learn maths and reading, PreK to 12).
5.www.highlightskids.com (play, read, make, share)
6.www.switcheroozoo.com (animal games: make – play – watch – listen – teach – learn)
7.http://kids.nationalgeographic.com (games to explore the world)
Các trò chơi cho trẻ học tiếng Anh sẽ hỗ trợ trẻ ôn luyện và thực hành 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Cụ thể:
Khi tham gia các trò chơi học tiếng Anh cho trẻ em, trẻ có cơ hội thể hiện bản thân nhiều hơn. Trò chơi tạo không khí vui vẻ, thoải mái, giúp trẻ hào hứng bộc lộ cá tính, quan điểm cũng như suy nghĩ của mình. Việc sử dụng tiếng Anh thường xuyên trong các trò chơi khiến trẻ tự tin hơn mỗi khi vận dụng tiếng Anh trong cuộc sống hàng ngày.
Các trò chơi tiếng Anh đòi hỏi trẻ vừa phải có vốn tiếng Anh, vừa phải có phản xạ tốt để hoàn thành nhiệm vụ. Trẻ cần tiếp nhận thông tin nhanh và phản xạ liên tục, trong thời gian ngắn. Từ đó, não bộ sẽ hình thành kỹ năng phản xạ tiếng Anh một cách tự nhiên.
Mục đích: Rèn luyện kỹ năng nghe, nói và phản xạ tiếng Anh.
Người quản trò sẽ đóng vai một nhân vật tên là Simon. Simon sẽ đưa ra từng câu lệnh bắt đầu bằng cụm từ: “Simon says +….”. Cụm theo sau là một hành động cụ thể nào đó như: vỗ tay, giơ hai tay, đá chân, gật đầu, lắc đầu, nhảy cao, bước sang trái…
Đi kèm với câu hiệu lệnh, người quản trò sẽ thực hiện động tác kèm theo. Động tác này có thể giống hoặc không giống với câu lệnh. Nhiệm vụ của trẻ là phải nghe được yêu cầu và làm đúng theo động từ được nhắc đến. Nếu bắt chước theo hành động của quản trò và hành động đó sai, trẻ sẽ không giành được chiến thắng.
Bạn có thể yêu cầu trẻ vừa thực hiện động tác, vừa lặp lại câu tiếng Anh được nghe. Cách làm này giúp trẻ rèn luyện kỹ năng phát âm tiếng Anh hiệu quả.
Mục đích: Rèn kỹ năng nghe, nói tiếng Anh và làm việc nhóm.
Đây là trò chơi yêu cầu chia đội, nên bạn cần số lượng trẻ nhất định để thực hiện.
Đầu tiên, bạn hãy thiết kế một mê cung trong phòng chơi. Mê cung thường gồm điểm xuất phát, đích đến, các mũi tên chỉ dẫn, số thứ tự các ô bước đi, chướng ngại vật.
Tiếp theo, bạn chia trẻ thành từng cặp, mỗi cặp là một đội. Trong cặp sẽ có 1 trẻ bịt mắt đi trong mê cung, trẻ còn lại làm nhiệm vụ hướng dẫn.
Trẻ hướng dẫn sẽ vừa dắt tay bạn bịt mắt, vừa đọc các câu lệnh bằng tiếng Anh như: đi thẳng về trước, rẽ trái, rẽ phải, bước bao nhiêu bước, nhảy lên. Đội nào có thời gian về đích ngắn nhất, đội đó sẽ giành chiến thắng.
Lưu ý: Bạn nên bố trí mê cung hợp lý, ít chướng ngại vật nguy hiểm để đảm bảo an toàn cho trẻ khi tham gia trò chơi này nhé.