Bên Cầu Dệt Lụa Thanh Minh Thanh Nga

Bên Cầu Dệt Lụa Thanh Minh Thanh Nga

Chúc mừng bạn đã thêm playlist Bên Cầu Dệt Lụa thành công

Chúc mừng bạn đã thêm playlist Bên Cầu Dệt Lụa thành công

Dựng Bên cầu dệt lụa tạo cơ hội cho diễn viên trẻ

Ông Phan Quốc Kiệt, giám đốc Nhà hát Trần Hữu Trang, chia sẻ việc dựng lại Bên cầu dệt lụa là để tạo cơ hội cho người trẻ.

Cảnh trong vở Bên cầu dệt lụa - Ảnh: LINH ĐOAN

"Đây là vở diễn nằm trong kế hoạch năm của nhà hát chúng tôi. Trước đây chúng tôi cũng chọn và dựng lại một số tác phẩm kinh điển như Tướng cướp Bạch Hải Đường, Tiếng trống Mê Linh, Lan và Điệp…

Với những kịch bản hay, nhà hát không chỉ muốn phát huy để phục vụ khán giả. Mà qua phần dàn dựng của đạo diễn kỳ cựu Trần Ngọc Giàu, chúng tôi mong các diễn viên trẻ có cơ hội được trải nghiệm, học tập những vai diễn khó, nâng cao năng của mình" - ông Kiệt nói.

Với lần dựng lại này, nhà hát chọn nhiều gương mặt là chuông vàng vọng cổ để giao những vai quan trọng như Kim Luận vai Quỳnh Nga, Nguyễn Văn Khởi vai Trần Minh, Võ Thành Phê vai Nhuận Điền.

Ngoài ra còn có sự góp mặt của các diễn viên như Phùng Ngọc Bảy, Mỹ Linh, Thy Phương, Kim Thùy, Thanh Đông, Hoàng Minh Vương, Minh Hoàng, Hoài Nam…

Trong buổi phúc khảo vở diễn mới đây, Bên cầu dệt lụa tạo cảm tình bởi có sự đầu tư về trang phục, âm nhạc, cảnh trí, ánh sáng…

Đạo diễn Trần Ngọc Giàu không quá phô trương trong dàn dựng mà thể hiện sự tinh tế trong từng lớp diễn.

Ông muốn khán giả cải lương được xem một bản dựng mượt mà, được nghe ca đã tai và cũng rất thơ với nhiều hình ảnh như một bức tranh, chẳng hạn cảnh đồng quê nhà Nhuận Điền, quán gấm dệt lụa của Quỳnh Nga…

Tuy nhiên, có vẻ một số vai diễn quan trọng vẫn còn là thách thức với nghệ sĩ trẻ và cần họ nỗ lực hơn như Phùng Ngọc Bảy với vai Quan huyện, Mỹ Linh vai Bích Vân công chúa…

TTO - Hai vở cải lương kinh điển Tiếng trống Mê Linh & Bên cầu dệt lụa (tác giả Thế Châu, đạo diễn: NSND Huỳnh Nga, phục dựng: NSƯT Bảo Quốc, NSƯT Hữu Châu) sẽ công diễn tại Nhà hát Bến Thành (Q.1, TP.HCM) vào đầu tháng 3-2014.

Vũ Linh, Bảo Quốc, Lệ Thủy, Út Bạch Lan, Thanh Sang... dù sức khỏe không còn như thời vàng son vẫn truyền cảm xúc cho khán giả qua vở diễn "Bên cầu dệt lụa".

Có lẽ đã lâu, sân khấu (SK) cải lương TP.HCM mới có lại những đêm diễn chật kín khán giả trước sảnh nhà hát trước khi mở màn gần hai tiếng đồng hồ. Rất nhiều khán giả tập trung, chăm chú lắng nghe từng lời giới thiệu về đoàn cải lương Thanh Minh - Thanh Nga, về bà bầu Thơ và những thành viên trong gia đình cải lương nổi tiếng một thời. Là khán giả có mặt từ rất sớm, vợ chồng ông Nguyễn Văn Vĩnh (Q.10) cho biết: “Chúng tôi mong tìm lại được những kỷ niệm đẹp của cải lương ngày xưa. Cũng biết là có nhiều đổi thay, các nghệ sĩ (NS) xuân sắc một thời giờ đã lớn tuổi… nên chúng tôi không kỳ vọng tất cả phải hay, phải đẹp như trước, mà chỉ muốn thấy lại sự nghiêm túc trong biểu diễn như khi xem cải lương ngày xưa”. Đó không phải là tâm trạng của riêng vợ chồng ông Vĩnh mà còn của hầu hết khán giả có mặt. Hai bạn trẻ Huy Cường (nhà ở xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn) và Văn Thành (SV ĐH Công Nghiệp TP.HCM) chia sẻ: “Tụi em chỉ biết đoàn Thanh Minh - Thanh Nga qua lời kể của ba má và được nghe, xem qua băng đĩa, internet… Vì vậy, tụi em muốn đến để được “nhìn” lại những hồi ức của ba má và xem những NS từng làm ba má, ông bà tụi em mê mẩn thế nào”.

Bốn suất diễn cháy vé, điều mà chính ê kíp tổ chức và các NS tham gia chương trình đều bất ngờ. “Cải lương không chết và sẽ không bao giờ chết”, đó là khẳng định chắc nịch của soạn giả Kiên Giang ngay trước giờ diễn và đã được chứng minh ngay sau đó. Tình cảm của khán giả dành cho cải lương vẫn đầy ăm ắp. Những tràng vỗ tay liên tục vang lên dưới hàng ghế khán giả khi được xem một lớp diễn hay, được nghe một lối luyến láy, nhả chữ mượt mà, điêu luyện của NS. Và đặc biệt là tình cảm khán giả dành cho cố NSƯT Thanh Nga. Những tiếng xuýt xoa, tiếng trầm trồ, tiếng vỗ tay không dứt khi có những đoạn clip ngắn của NSƯT Thanh Nga trong hai vở Bên cầu dệt lụa và Tiếng trống Mê Linh được phát xen kẽ giữa các lớp diễn.

NSƯT Thanh Sang và NS Phượng Liên tái ngộ công chúng trong vở Bên cầu dệt lụa

Ngày nay, dấu ấn của thời gian, tuổi tác in rất rõ trong vóc dáng, động tác của những tên tuổi vang bóng một thời: NSƯT Thanh Sang, Phượng Liên, NSND Lệ Thủy, NSƯT Bảo Quốc, NSƯT Hùng Minh, Xuân Lan, Kim Hương…; nhưng nội lực ca diễn, sự tinh tế, sắc sảo trong thể hiện nhân vật của họ vẫn đủ sức chinh phục người xem. Bên cạnh “dấu ấn” sự trở lại của NSƯT Thanh Sang với những vai diễn đã làm nên tên tuổi của ông ở đoàn Thanh Minh - Thanh Nga, một trong những lớp diễn mang lại nhiều cảm xúc cho người xem trong Bên cầu dệt lụa là cuộc tái ngộ của công chúa Bích Vân (NS Xuân Lan) và tân trạng Trần Minh (NSƯT Thanh Sang). Cuộc hội ngộ lần đầu tiên của hai nhân vật “bản gốc” trên sàn diễn sau hơn 35 năm vẫn đong đầy cảm xúc.

Trở lại với SK sau gần 40 năm chia tay, NS Xuân Lan không giấu được xúc động: “Được quây quần bên nhau để cùng chăm chút cho thành công của đêm diễn là hạnh phúc khó nói nên lời của NS chúng tôi. Trở lại sàn diễn để thấy tình cảm của khán giả dành cho cải lương vẫn còn nhiều lắm” - “Điều quan trọng là phải biết đánh thức tình yêu của công chúng và giữ lửa nghề cho chính mình”, NSƯT Thanh Sang tiếp lời. Có một điều quan trọng hơn, nếu đến xem lớp NS thuộc hàng U60 - U70 này biểu diễn, không ít NS, diễn viên trẻ hiện nay sẽ phải tự xem lại mình, nếu thực sự họ là những người biết trân trọng nghề diễn.

Trong niềm vui nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ vừa được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, sức hút của chương trình Chút tình gửi lại nhân gian hy vọng sẽ là động lực cho những người làm nghề, góp phần thổi bùng ngọn lửa tình yêu đối với nghệ thuật dân tộc của công chúng. Nỗi khát khao của NSƯT Bảo Quốc thật sự cần được chia sẻ: “Bao giờ học sinh sẽ được học xừ xang xê cống thay vì chỉ biết đồ rê mí?”.

Nhắc Bên cầu dệt lụa, nhớ Thanh Nga

Theo soạn giả kỳ cựu Nguyễn Phương, trước 1975, soạn giả Thế Châu vốn là một ông giáo ở Bình Dương mê cải lương nên theo nghiệp viết lách, hợp soạn nhiều tuồng cùng một số soạn giả tên tuổi như Hoa Phượng, Loan Thảo...

Bên cầu dệt lụa đánh dấu kịch bản ông viết riêng tạo nên tiếng vang trên sân khấu Đoàn cải lương Thanh Minh - Thanh Nga khoảng năm 1976.

Nghệ sĩ Thanh Nga (vai Quỳnh Nga) và nghệ sĩ Thanh Sang (vai Trần Minh) trong vở cải lương kinh điển Bên cầu dệt lụa

Khoảng những năm 1960, soạn giả Thanh Cao có viết tuồng dựa trên truyện thơ Trần Minh khố chuối hát ở đoàn Tiếng Chuông.

Chuông vàng Võ Thành Phê (phải, vai Nhuận Điền) và Nguyễn Văn Khởi (vai Trần Minh) trong Bên cầu dệt lụa được Nhà hát Trần Hữu Trang dựng lại - Ảnh: LINH ĐOAN

Soạn giả Hà Triều - Hoa Phượng cũng dựa trên truyện thơ này viết tuồng Quán gấm đầu làng hát ở đoàn Bích Sơn - Ngọc An.

Tuy nhiên, tuồng Bên cầu dệt lụa của soạn giả Thế Châu đã thành công vượt trội, được rất nhiều khán giả gần xa nhớ đến.

Đây là vở cải lương ghi đậm dấu ấn trong lòng công chúng vì đề cao tình bằng hữu, tình cảm thủy chung, nhân nghĩa của các nhân vật như Quỳnh Nga, Trần Minh, Nhuận Điền…

Có thể nói Bên cầu dệt lụa của Đoàn Thanh Minh - Thanh Nga không chỉ sống mãi vì câu chuyện ý nghĩa mà còn bởi sự góp mặt của lực lượng diễn viên xuất sắc.

Có rất nhiều nghệ sĩ từng đoạt giải Thanh Tâm danh giá xuất hiện trong vở như nghệ sĩ Thanh Nga, Thanh Sang, Hùng Minh, Thanh Tú, Bảo Quốc.

Đặc biệt nhắc đến Quỳnh Nga, khán giả sẽ nghĩ ngay đến cố nghệ sĩ Thanh Nga.

Với phong cách biểu diễn sang trọng, điềm đạm, tinh tế, nàng Quỳnh Nga được xem là một trong những vai diễn để đời của "Nữ hoàng sân khấu" Thanh Nga.

Không chỉ có Thanh Nga, rất nhiều vai diễn trong vở cũng thành vai diễn để đời của các nghệ sĩ khác.

Có thể kể ra như nghệ sĩ Thanh Sang với vai Trần Minh, nghệ sĩ Thanh Tú vai Nhuận Điền, nghệ sĩ Hùng Minh vai Hiếu Danh.

Nghệ sĩ Xuân Lan là Bích Vân công chúa, Chí Hiếu với vai Quan huyện, còn Bảo Quốc thì nhộn nhạo trong hình ảnh anh chàng học dốt mà hay ức hiếp Trần Minh là Tất Đạo…