Con số này tăng 2% so với năm 2022, đánh dấu mức cao kỷ lục trong 10 năm.
Con số này tăng 2% so với năm 2022, đánh dấu mức cao kỷ lục trong 10 năm.
“Juvenile Justice” là bộ phim từng khiến giới điện ảnh Hàn Quốc choáng ngợp vào thời điểm ra mắt bởi tính chân thưc và gai góc. Bộ phim xoay quanh hàng loạt các thảm án do các tội phạm tuổi vị thành viên gây nên dưới góc nhìn của nữ thẩm phán Shin Eun Seok. Rất nhiều vụ án trong bộ phim này là có thật, điển hình như vụ án 2 học sinh vị thành viên giết, phân xác bé gái 8 tuổi (2017) hay vụ án nữ sinh 24 tuổi bị các nam sinh cưỡng hiếp tập thể trong suốt 11 tháng (2004).
Bộ phim đề cập tới rất nhiều vụ án có thật
Nếu bạn đam mê điện ảnh Nhật, dưới đây là 9 phim bạo lực học đường Nhật Bản có nội dung hấp dẫn nhất mà bạn không nên bỏ qua.
“The Glory” là một trong những series thành công nhất của Netflix Hàn Quốc có đề cập đến yếu tố bạo lực học đường và những ảnh hưởng dài lâu của vấn nạn này đến cuộc đời của các nạn nhân. Phim xoay quanh hành trình trả thủ của Moon Dong Eun - một người phụ nữ 36 tuổi đơn độc - với những kẻ bắt nạt đã khiến những năm tháng đi học của mình như sống trong địa ngục.
Phim bạo lực học đường Hàn Quốc “The Glory"
Nhắc đến phim có yếu tố bạo lực học đường chắc chắn không thể bỏ qua “Boys Overs Flowers” của điện ảnh Hàn Quốc. Mặc dù có nội dung chủ yếu xoay quanh tình yêu, tuổi trẻ nhưng “Boys Over Flowers” vẫn khéo léo đề cập, phê phán đến nhiều vấn đề nhức nhối trong xã hội, trong đó có bạo lực học đường.
Bộ phim gây sốt một thời “Boys Over Flowers”
“Solomon’s Perjury” là bộ phim bạo lực học đường Hàn Quốc vạch trần những góc khuất của trường học, gia đình và xã hội. Bộ phim khắc họa chân thực những hành động bắt nạt vô nhân tính, đồng thời khắc họa chân dung của các nạn nhân. Có nạn nhân nhẫn nhịn, nhưng cũng có những học sinh dám mạnh mẽ đấu tranh.
“Penthouse” được đánh giá là phim bạo lực học đường Hàn Quốc phiên bản cao cấp. Bộ phim lột tả một cách chân thực những màn bắt nạt độc ác, vô nhân đạo của hội “rich kid”. Trong “Penthouse”, những kẻ bắt nạt đều đang ở độ tuổi muốn thể hiện cái tôi, có nhân cách méo mó, thích hành hạ nạn nhân chỉ vì lòng ghen tị hay vì muốn nạn nhân hiểu được cảm giác bị tổn thương.
“Save Me” xoay quanh chủ đề tâm linh, tôn giáo và có đề cập tới cả yếu tố bạo lực học đường. Bộ phim kể về Im Sang Mi - cô gái đang phải chịu trấn thương tâm lý sau khi chứng kiến anh trai nhảy lầu tự tử khi học cấp 3 vì bị bắt nạt. Phim gây ấn tượng bởi những cảnh quay chân thực và những tình huống nặng về tâm lý, khiến chính bản thân các diễn viên cũng gặp khó khăn trong việc thoát vai.
Đơn độc, tuyệt vọng chính là cảm giác mà khán giả sẽ cảm nhận được qua những cảnh phim chân thực đến tàn khốc của “Cry Me a Sad River”. Bộ phim xoay quanh nữ chính Dịch Dao phải sống trong sự kỳ thị, bắt nạt từ bạn cùng lớp và gặp phải vô số những nỗi bất hạnh khác trong suốt hành trình trưởng thành.
Bạo lực học đường trong “35 Year Old High School Student “ được khắc hoạ dưới lăng kính khá hài hước. Bộ phim xoay quanh sự xuất hiện của “nữ sinh" luống tuổi Ayako Baba trong một lớp học khiến các học sinh cảm thấy vô cùng không thoải mái. Tuy nhiên, sự xuất hiện của bà cô đặc biệt này chưa hẳn là điều xấu khi Ayako Baba không chỉ gắn kết mọi người với nhau, mà còn góp phần loại bỏ nạn bạo lực học đường.
Bộ phim kể về sự xuất hiện kỳ lạ của “nữ sinh" 35 tuổi trong lớp học
Thay vì nói về cuộc sống học đường đẹp đẽ, bộ phim “Mon Mon Mon Monsters” của Cửu Bả Đao lại khai thác khía cạnh đen tối, rùng rợn chốn học đường từ nhóm học sinh cá biệt chuyên bắt nạt, những học sinh nhút nhát hùa theo kẻ xấu đến cô giáo dung túng cho sự bất công và sẵn sàng giẫm đạp lên nỗi đau của học sinh. Thông qua “Mon Mon Mon Monsters”, khán giả sẽ nhận ra quái vật với ngoại hình mất ngủ còn không đáng sợ bằng lòng dạ con người.
Phim bạo lực học đường Trung Quốc “Mon Mon Mon Monsters” mang màu sắc kinh dị
Bộ phim đấu trí căng não “Class Of Lies” kể về nhóm học sinh ưu tú, nắm quyền lực cao nhất trong trường. Sau khi tràn trộn vào trường nhằm tái điều tra những vụ án giết người, nam chính Gi Mo Hyeok càng phát hiện ra những bí mật đen tối mà cả trường đang tìm cách chôn vùi. Bộ phim lôi cuốn khán giả nhờ xây dựng được bầu không khí ngạt thở trong môi trường học tập.
“My Little Baby, Jaya” xoay quanh màn trả thù của người cha bại não đối với những kẻ bắt nạt đã đẩy con gái mình tới cái chết. Với một ông bố đơn thân, con gái mới lớn là cả thế giới của ông. Nhưng đứa con gái ông hết mực cưng chiều lại bị bắt nạt, thậm chí bị hãm hiếp dẫn tới tự sát. Thù hận xã hội, khinh thường bản thân, người cha 45 tuổi đã dùng những cách thức cực đoan nhất để trả thù.
Phim kể về hành trình trả thù của người cha bại não với những kẻ làm hại con gái mình
“School 2015: Who Are You?” là bộ phim thuộc series “School” về đề tài học đường rất được yêu thích của Hàn Quốc. Trong đó, “School 2015: Who Are You?” xoáy sâu vào vấn nạn bạo lực học đường. Phim kể về cặp chị em song sinh Eun Byeol và Eun Bi. Trong khi Eun Byeol được đi học tại một ngôi trường giàu có ở Seoul thì Eun Bi phải sống ở một vùng quê hẻo lánh. Việc mồ côi che mẹ đã khiến Eun Bi trở thành đối tượng bắt nạt. Trong một lần đi thực tế tới vùng Eun Bi sống, Eun Beol mới được biết em gái đang phải trải qua những gì sau khi cố ngăn Eun Bi tự tử.
“Crows Zero” được xây dựng dựa trên bộ truyện “Crows” và được đánh giá là một trong những bộ phim hay nhất về bạo lực học đường của Nhật Bản. Bộ phim xoay quanh nhân vật chính Takiya Genji với ước mơ trở thành “trùm trường”. Ngoài những phân cảnh đánh nhau khốc liệt giữa các nam sinh, bộ phim cũng truyền tải những giá trị nhân văn xúc động về sự tự tin và khát khao khẳng định bản thân của người trẻ.
“Liverleaf” được chuyển thể từ mâng kinh dị xoay quanh nhân vật Nozaki phải chuyển từ thành thị về một thị trấn nghèo lạnh lẽo và làm bạn với Taeko Oguro. Sau này, tình bạn của 2 người rạn nứt, Taeko căm ghét Nozaki nên đã kéo cả lớp bày đủ trò bắt nạt chết người. Những hành động bắt nạt ngày càng quá quắt của Taeko đã khiến Nozaki quyết định thực hiện màn trả thù đẫm máu.
Phim có nhiều cảnh quay đẫm máu
“Limit” là một tác phẩm của đạo diễn bởi Keiko Suenobu - một bậc thầy về phim bạo lực học đường Nhật Bản. Bộ phim kể về Mizuki - một nữ sinh từng là nhân của bạo lực học đường ở trường cũ. Những tưởng đời sống học đường sẽ tốt đẹp hơn khi chuyển sang trường mới. Nhưng biến cố đã đẩy Mizuki và những người bạn mới vào cảnh phải đấu tranh, giành giật cơ hội để sống sót.
“Confessions” đã gây rúng động điện ảnh Nhật Bản ngay từ thời điểm mới ra mắt vì những phân cảnh táo bạo, đáng sợ. Bộ phim đề cập đến cả nạn bạo lực học đường, bạo lực gia đình và khắc phục chân dung tội phạm vị thành niên dưới lăng kính kinh dị. Bộ phim phê phán những người lớn luôn cho mình là đúng nhằm giáo dục trẻ em, nhưng không hề biết đã vô tình khiến những đứa trẻ trở nên lệch lạc và vô cảm.
“Life” là một trong những bộ phim bạo lực học đường Nhật Bản ám ảnh nhất kể về nữ sinh đáng thương Ayumu bị cô bạn thân Manami bắt nạt mỗi ngày. Sự quá quắt của Manami đã đẩy Ayumu tói cái chết, với lời cầu cứu trong lòng chưa một lần được lắng nghe và cái kết dành cho những bắt nạt mất nhân tính vẫn còn bỏ ngỏ
Phim bạo lực học đường Nhật Bản “Life" gây ám ảnh
“Our Textbook" kể về vấn nạn bạo lực học đường dưới góc nhìn của một nữ luật sư mất con gái sau một sự cố tại trường học. Bộ phim khắc hoạ chân thực tương lai của trường học Nhật Bản nếu bạo lực không được loại bỏ triệt để, đồng thời phê phán sự vô trách nhiệm của người lớn dẫn tới thảm kịch của một đứa trẻ vô tội.