Khi đã có dự định học tiếng Trung thì bạn chắc chắn cần xác định cho mình việc học chữ phồn thể hay chữ giản thể để phù hợp với nơi sẽ sinh sống, học tập và làm việc.
Khi đã có dự định học tiếng Trung thì bạn chắc chắn cần xác định cho mình việc học chữ phồn thể hay chữ giản thể để phù hợp với nơi sẽ sinh sống, học tập và làm việc.
Trong tiếng Trung có chữ phồn thể và chữ giản thể, chúng khác nhau về nét chữ nhưng cách viết đều tuân thủ các quy tắc chung.
Ví dụ so sánh chữ phồn thể với chữ giản thể:
Khi học viết chữ thì bạn cần ghi nhớ 8 nét cơ bản sau:
Muốn viết chữ tiếng Trung đẹp, ngoài chăm chỉ luyện viết mỗi ngày thì bạn nên nhớ một số mẹo sau để vận dụng vào việc luyện viết chữ.
Lưu ý: Trong một chữ được cấu tạo từ nhiều bộ khác nhau thì bạn cần viết theo nguyên tắc sau: bộ nằm phía bên trái sẽ được viết thu nhỏ lại hoặc biến đổi nét để nhường vị trí cho bộ bên phải.
Ngoài các quy tắc và các mẹo viết chữ thì bạn cần học bộ thủ, đó là thành phần cốt cõi cấu tạo nên chữ tiếng Trung. Tiếng Trung có 214 bộ thủ, do vậy khi mới bắt đầu học bạn hãy làm quen với các bộ thủ đơn giản trước vì chúng dễ học, dễ viết. Ngoài việc hỗ trợ học viết chữ thành thạo thì nhờ học thuộc bộ thủ mà việc tra từ điển cũng dễ dàng hơn và giúp bạn học cách ghép từ.
Ba từ trên đều có bộ Thủy ( 氵) phía trước, đều có nghĩa liên quan đến nước.
Khi ghép 2 chữ này lại, bạn có từ 时区, từ đó mang nghĩa là múi giờ.
Chữ giản thể dễ học, dễ nhớ và dễ viết nhờ số nét đã được giảm bớt so với chữ phồn thể. Như ví dụ trên là chữ Thọ của chữ giản thể, số nét đã được giảm còn 7 nét, cách viết cũng đơn giản hơn.
Tiếng Trung phồn thể là chữ viết truyền thống lâu đời của dân tộc Trung Quốc. Tuy chữ có nhiều nét và một chữ được cấu tạo thành bằng cách ghép nhiều bộ thủ với nhau, mà mỗi bộ thủ lại mang trong đó ý nghĩa riêng, nên khi nhìn vào chữ phồn thể là bạn sẽ hiểu ngay ý nghĩa của từ đó và nhìn thấy nét đẹp tinh hoa ẩn ý bên trong con chữ đó.
Lấy ví dụ về chữ 壽 (thọ) của chữ phồn thể. Chữ 壽 được cấu tạo từ 5 bộ thủ: bộ Sĩ, bộ Nhị, bộ Công, bộ Khẩu, bộ Thốn.
Chữ Thọ của chữ phồn thể có tổng cộng 14 nét chữ.
Với những kiến thức về bảng chữ cái Pinyin và Zhuyin, Trung tâm mong rằng bạn đã tích lũy được những bài học quý giá cho bản thân. Chúc bạn thành công trên con đường học tiếng Trung của mình.
Bảng chữ cái tiếng Anh (tiếng Anh: English alphabet) hiện đại là một bảng chữ cái Latinh gồm 26 chữ cái.
Hình dạng chính xác của chữ cái trên ấn phẩm tùy thuộc vào bộ chữ in được thiết kế. Hình dạng của chữ cái khi viết tay hết sức đa dạng.
Tiếng Anh viết sử dụng nhiều diagraph như ch, sh, th, wh, qu,...mặc dù ngôn ngữ này không xem chúng là các mẫu tự riêng biệt trong bảng chữ cái. Người dùng tiếng Anh còn sử dụng dạng chữ ghép truyền thống là æ và œ.
Ít khi người ta đọc tên của chữ cái trừ khi phải phát âm các từ dẫn xuất hoặc từ ghép (chẳng hạn tee-shirt, deejay, emcee, okay,...), các dạng dẫn xuất (chẳng hạn exed out, effing,,...) hoặc tên các đối tượng được đặt tên theo tên chữ cái (chẳng hạn wye trong Y junction, nghĩa là khớp nối hình chữ Y). Danh sách dưới dây trích từ Từ điển tiếng Anh Oxford. Tên của phụ âm thường có dạng phụ âm + ee hoặc e + phụ âm (chẳng hạn bee và ef). Ngoại lệ là aitch, jay, kay, cue, ar, ess (trong từ ghép đọc là es-), wye và zed.
Một số nhóm chữ cái như pee và bee hoặc em và en thường dễ bị nhầm lẫn khi trong giao tiếp, đặc biệt là khi liên lạc qua điện thoại hay vô tuyến. Để giải quyết vấn đề này, người ta tạo ra các bảng chữ cái đánh vần - chẳng hạn Bảng chữ cái đánh vần ICAO - trong đó mỗi chữ cái được gán cho một cái tên dễ phân biệt lẫn nhau.
Tên gọi của các chữ cái trong tiếng Anh chủ yếu là kế thừa trực tiếp từ tên gọi trong tiếng Latinh (và tiếng Etrusca) thông qua tiếng trung gian là tiếng Pháp.
Chữ cái thường dùng nhất trong tiếng Anh là chữ E. Chữ cái ít dùng nhất là chữ Z. Danh sách dưới đây cho thấy tần suất tương đối của các chữ cái trong một văn bản tiếng Anh nhìn chung do tác giả Robert Edward Lewand dẫn ra:[9]
Tiếng Anh được viết lần đầu bằng Bảng chữ cái rune Anglo-Saxon - được dùng từ thế kỷ V. Bảng mẫu tự này do dân Anglo-Saxon mang theo đến nơi mà ngày nay là Anh Cách Lan. Hiện còn lưu giữ được rất ít ví dụ về cách viết tiếng Anh cổ này, chủ yếu số còn sót lại chỉ là những câu khắc hay những đoạn rời rạc.
Từ thế kỷ VII, Bảng chữ cái Latinh do các nhà truyền đạo Ki-tô mang đến đã bắt đầu thay thế Bảng chữ cái rune Anglo-Saxon. Tuy nhiên, bảng chữ rune cũng đã ảnh hưởng lên bảng chữ cái tiếng Anh đang thành hình, thể hiện qua các chữ cái mà bảng rune mang đến là thorn (Þ þ) và wynn (Ƿ ƿ). Về sau người ta đặt ra chữ eth (Đ ð) bằng cách thay đổi chữ dee (D f). Những người chép thuê Norman đã tạo ra chữ yogh (Ȝ ȝ) từ chữ g đảo trong tiếng Anh cổ và tiếng Ireland. Họ dùng chữ yogh này song song với chữ g Carolingia.
Chữ ghép a-e ash (Æ æ) được chấp nhận như một mẫu tự riêng biệt, đặc theo chữ æsc trong bộ chữ rune Bắc Âu. Ở thời kỳ rất sơ khai, tiếng Anh cổ còn có chữ ghép o-e ethel (Œ œ) với tư cách một mẫu tự riêng biệt, có nguồn gốc từ chữ œðel trong bộ chữ rune. Các chữ ghép v-v hoặc u-u W (W w) cũng được sử dụng.
Năm 1011, Byrhtferð liệt kê 24 chữ cái:
Trong tiếng Anh hiện đại, Ƿ, Þ, Đ, Æ và œ bị xem là những chữ cái đã lỗi thời. þ và ð cùng bị thay bằng th, mặc dù þ tiếp tục tồn tại một thời gian nữa; dạng viết thường của þ cũng dần trở nên hòa lẫn vào cách viết chữ Y thường (y). þ và ð hiện vẫn còn hiện diện trong tiếng Iceland và tiếng Faroe. ƿ biến mất khỏi tiếng Anh khoảng từ thế kỷ XIV khi nó bị uu (tức w ngày nay) thay thế. ȝ biến mất từ khoảng thế kỷ XV và bị gh thay thế. Các mẫu tự U và J - khác biệt với V và I - được bổ sung vào thế kỷ XVI.
Dạng viết thường của chữ s dài (ſ) tồn tại đến giai đoạn đầu của tiếng Anh hiện đại. æ và œ tồn tại đến thế kỷ XIX và được trong văn viết chính thức để ghi một số từ có gốc từ tiếng Hy Lạp hoặc tiếng Latinh, chẳng hạn từ encyclopædia ("bách khoa toàn thư") và từ cœlom ("thể khoang") mặc dù æ và œ không có trong tiếng Latinh cổ điển hoặc tiếng Hy Lạp cổ. Ngày nay hai chữ này được viết thành "ae" và "oe", mặc dù trong tiếng Anh Mỹ thì chữ e dài hầu như bị bỏ đi (chẳng hạn, tiếng Anh Mỹ viết encyclopedia thay cho encyclopaedia, fetus thay cho foetus).
Cách đọc Pinyin như sau: phụ âm đứng đầu, nguyên âm phía sau và thêm thanh điệu.
Các quy tắc viết chính xác phiên âm tiếng Trung với bảng chữ Pinyin giúp bạn viết đúng cách phiên âm, dễ nhớ và phát âm đúng chuẩn.
Tại Đài Loan, người dân ở đây sử dụng tiếng Trung truyền thống, còn có tên gọi là tiếng Trung phồn thể. Đây là các ký tự Trung Hoa lâu đời, nét chữ tuy phức tạp nhưng phát âm khi đọc và nói vẫn giống với tiếng Trung giản thể. Bảng hệ thống chữ viết tại Đài Loan có tên gọi là bảng chú âm phù hiệu (Zhuyin Fuhao), đây là bảng chữ cái tượng thanh do người Trung Quốc sáng tạo ra để ký hiệu cho biểu âm trong tiếng Quan Thoại.
Zhuyin Fuhao gồm có 16 nguyên âm (vận mẫu), 21 phụ âm (thanh mẫu) và 4 dấu thanh điệu.
Cũng tương tự như bảng chữ cái Pinyin, thì Zhuyin cũng có 04 thanh điệu.